Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Bảo hiểm xe máy: Sơn Tùng MTP không đội nón bảo hiểm, ngồi xe chở 3

Mới đây, cộng đồng mạng đang rầm rộ tin tức về đoạn clip Sơn Tùng M-TP không đội mũ bảo hiểm xe máy, ngồi xe máy kẹp ba để chạy thoát fan cuồng. Video này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng.

Tối 17/02, ca sĩ Sơn Tùng M-TP đã có buổi biểu diễn ở 1 quán bar tại Hà Nội. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả ở mọi độ tuổi khác nhau.
Được biết, dù hàng nghìn khán giả phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ, nhưng Sơn Tùng M-TP đã biểu diễn trễ hơn 30 phút so với thông báo của ban tổ chức.

Ngoài ra, phần thể hiện của nam ca sĩ gốc Thái Bình cũng "chớp nhoáng" khi anh chỉ hát 3 ca khúc gắn liền với tên tuổi là: Chúng ta không thuộc về nhau, Em của ngày hôm qua, Lạc trôi trong lần xuất hiện này.

Sau đêm diễn, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện đoạn clip Sơn Tùng M-TP không đội mũ bảo hiểm xe máy, ngồi xe máy kẹp ba để chạy thoát vòng vây của fan cuồng. Cụ thể trong clip khoảng 20 giây, Sơn Tùng M-TP được lực lượng bảo vệ hộ tống di chuyển ở khu vực rất đông khán giả đang đứng chờ sẵn. Khi nhiều người tiến đến xin chụp hình, nam ca sĩ chỉ biết cúi mặt, vẫy tay chào fan.

Đi 1 đoạn đường ngắn, Sơn Tùng M-TP bất ngờ ngồi lên 1 chiếc xe máy rồi kẹp ba để thoát khỏi đám đông. Điểm đáng chú ý đó là nam ca sĩ đã không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển bằng xe gắn máy. Chỉ 1 thời gian ngắn chia sẻ, đoạn clip Sơn Tùng M-TP chạy thoát fan cuồng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của cư dân mạng.

Hiện tại, Sơn Tùng M-TP chưa lên tiếng về việc không đội mũ bảo hiểm xe máy, ngồi xe máy kẹp ba sau đêm diễn tại Hà Nội.

Phí bảo hiểm xe ô tô: Bán 400 triệu tại Việt Nam - mua tại Ấn Độ chỉ 84 triệu

Phí bảo hiểm xe ô tô: Người Việt vẫn đang sở hữu rất nhiều dòng xe hạng sang với giá gấp 3 lần giá trên thị trường thế giới. Nguyên nhân tại vì đâu? Cho đến khi nào người Việt mới có thể mua xế hộp với giá chính hãng mà không phải bị ràng buộc bởi hàng loạt thuế chồng thuế cộng các chi phí khác, mức giá xe có thể tăng lên nhiều lần khi bán tại thị trường trong nước?

Phí bảo hiểm xe ô tôTheo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2017 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1.000 ôtô từ thị trường Ấn Độ với giá xe nhập khẩu (chưa tính các loại thuế, phí) trung bình đạt 3.700 USD, tức xấp xỉ 84 triệu đồng mỗi chiếc. Đây là giá trung bình rẻ nhất trong số những quốc gia mà Việt Nam đang nhập khẩu ôtô.
Năm 2016, Ấn Độ là thị trường nhập khẩu xe nhiều thứ 2 vào Việt Nam với 22.000 chiếc và giá trung bình mỗi xe khoảng 5.400 USD, theo tỷ giá thời điểm đó tương đương 123,5 triệu đồng. Giá nhập khẩu bình quân trong tháng 1 vừa qua giảm gần 32% so với trung bình năm 2016.

Số xe nhập từ Ấn Độ về Việt Nam chủ yếu là xe hạng nhỏ cùng một vài mẫu xe thương mại giá rẻ khác. Mức giá bán ra tại thị trường Việt Nam có thể tăng cao khoảng 3 lần so với giá nhập khẩu, bởi lẽ để ra được giá bán, ngoài giá nhập khẩu hãng còn phải chịu nhiều loại thuế và phí khác. 
Tháng 1, lượng xe nhập về chủ yếu bản tiêu chuẩn (thấp nhất) nên ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị xe mà hãng nhập từ Ấn Độ giảm so với trung bình năm 2016 vốn có cả bản cao cấp. 
Sau khi tính giá nhập khẩu, các hãng xe cộng thêm thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, VAT và các loại chi phí bán hàng, marketing, lợi nhuận... để ra giá bán cuối cùng. 
Mức giá xe nhập Ấn Độ tại cảng là giá theo điều kiện thương mại CIF (Cost, Insurance, Freight), tức bao gồm giá xuất xưởng tại Ấn Độ (Cost), phí bảo hiểm hàng hoá (Insurance) và cước phí vận chuyển từ Ấn Độ về Việt Nam (Freight). Mức giá xuất xưởng thấp hơn nhiều so với giá bán sản phẩm tương đương tại thị trường Ấn Độ vì hãng xe tại nước này cũng phải chịu các thuế, phí về xe và bán hàng như tại Việt Nam. 
Từ giá CIF, hãng chịu thêm thuế nhập khẩu 70%, thuế TTĐB theo từng phân khúc, ví dụ i10 dưới 1,5 lít chịu thuế 40% và VAT 10%. Theo công thức thuế chồng thuế, nếu mức giá nhập khẩu là A thì mức giá sau các loại thuế sẽ là A x (1+70%) x (1+40%) x (1+10%) = 2,6 A. Như vậy nếu giá nhập khẩu là 84 triệu, chỉ cộng thêm thuế giá đã là 218 triệu.
Sau khi tăng giá vì thuế, hãng sẽ phải cộng chi phí ở khâu phân phối bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, kho bãi, thêm trang bị cho xe, chi phí tài chính, duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu, marketing, bảo hành, dự phòng rủi ro, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng lợi nhuận hãng. Thậm chí từ 1/7, các loại chi phí này cũng phải cõng thêm thuế TTĐB theo cách tính mới. 
Cuối cùng, tại các đại lý, xe lại một lần nữa bị đội chi phí tương tự những gì hãng xe phải chịu trong hệ thống phân phối ở trên. Tổng thể các loại phí này khiến giá xe có thể tăng 4-5 lần so với giá nhập khẩu. Ví dụ Grand i10 bản 1.0 Base có giá 359 triệu, bằng 4 lần giá nhập khẩu trung bình 84 triệu.  
Vì bài toán kinh tế, hãng xe phải đặt giá tối ưu nhất, dù mức giá này có thể khiến khách hàng so sánh với thị trường nước ngoài. 
"Chính sách chung của Việt Nam là đánh thuế, phí cao để giới hạn ô tô, vì thế cố gắng hết cách chúng tôi cũng không thể giảm giá sâu hơn nếu không có thay đổi từ cơ chế", đại diện một hãng có nhiều mẫu xe nhập khẩu cho biết. 
Phí bảo hiểm xe ô tôThị trường ôtô Việt Nam tăng trưởng nhanh trong hai năm qua, xe nhập khẩu dần có dấu hiệu lấn át xe lắp ráp về cả chủng loại và số lượng. Tuy vậy xe hơi tại Việt Nam vẫn bị coi là mặt hàng xa xỉ, chịu nhiều loại thuế phí để hạn chế mua sắm, do vậy mức giá cao hơn nhiều thu nhập bình quân đầu người, đồng thời lại đắt gấp 3-4 lần giá xe ở các nước phát triển Âu-Mỹ. 
Trong 2017 và 2018, một số dấu hiệu khả quan như thuế nhập khẩu từ ASEAN sắp về 0%, thuế TTĐB giảm theo lộ trình... có thể giúp xe nhập khẩu giảm giá tương đối. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, mức giá nếu có thay đổi sẽ không quá khác biệt vì có thể nhiều chính sách khác sẽ tác động.

Công ty bảo hiểm ô tô: Không chỉ tại Việt Nam, giá ô tô ngày càng tăng trên toàn thế giới

Bạn than trời vì giá ô tô tại Việt Nam gấp 3 lần giá ở nước ngoài? Hãy vui mừng đi, giá ô tô toàn cầu đang tăng đều mà bạn không để ý đấy! Vì lý do lạm phát, phí bảo hiểm xe ô tô, tăng thêm các trang thiết bị, tính năng hay phát triển các công nghệ mới khiến giá bán của những chiếc xế hộp ngày càng cao.

Theo thống kê của Autoevolution, giá bán của những chiếc ôtô tăng thêm gần 50% trong hơn một thập kỷ qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có rất nhiều yếu tố, trong đó, người tiêu dùng cũng đóng góp một phần bởi muốn bảo vệ xế hộp của mình cùng phí bảo hiểm xe ô tô.


Trên thực tế, thị trường vẫn có nhiều mẫu xe giá hợp lý. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng muốn lựa chọn một chiếc xe có độ tin cậy, an toàn cao khi vận hành. Dù người dùng cũng có thể tìm đến những chiếc xe cũ giá tốt, nhưng cảm giác tự hào, hãnh diện khi được ngồi trong chiếc xe mới cáu cạnh đã khiến họ cố gắng bỏ ra số tiền lớn để mua xe.

Tâm lý của người dùng được các hãng xe nghiên cứu kỹ, từ đó đưa ra những cách thức để nâng giá trị chiếc xe, nhằm “moi” được nhiều tiền nhất có thể. Những chiếc xe cơ bản, có giá thành thấp thì đi cùng với trang thiết bị nghèo nàn, ví dụ vô lăng không bọc da, màn hình thông tin giải trí nhỏ, xấu hay khả năng cách âm kém.
Trong khi đó, chỉ thay thế một số bộ phận trên ở phiên bản cao cấp hơn, các hãng xe đã có thể thu hút người dùng, đánh đúng tâm lý dùng đồ “xịn”.

Tâm lý dùng đồ xịn của người dùng là một trong những yếu tố khiến giá bán của xe ngày càng cao.
Chưa kể đến các trang thiết bị an toàn đi cùng. Ở Ấn Độ, các mẫu xe không trang bị tiêu chuẩn túi khí, trong khi châu Âu thì coi trọng việc này hơn. Thế nhưng kể cả những thị trường phát triển, các hãng xe vẫn có cách để người dùng chi thêm tiền cho chiếc xe.
Một chiếc xe gia đình cỡ nhỏ, giá khoảng 20.000 USD sẽ không đi kèm các tính năng an toàn như cảnh báo đi lệch làn đường, phanh tự động... Đây đều là những công nghệ hữu ích đối với người dùng.
Nếu trang bị những tính năng này, số tiền các hãng bỏ ra cũng không quá nhiều khi sản xuất xe đại trà. Song, họ lại đưa ra tùy chọn phiên bản có tính năng và không có tính năng an toàn đó, với giá bán khác nhau, dẫn đến giá xe tăng thêm nhiều.
Có một quy tắc khá hữu ích để những người dùng cân nhắc khi mua ôtô, đó là tiết kiệm 10-15% thu nhập để mua xe mới trong vòng 4 năm. Ví dụ, người dùng kiếm được 50.000 USD mỗi năm, thì nên tiết kiệm tối đa 7.500 USD, sau 4 năm sẽ có số tiền khoảng 30.000 USD để mua xe mới. Đây là mức giá phù hợp với một chiếc xe tầm trung.


Số tiền này đủ để mua một số mẫu xe có nhiều tính năng như Honda Civic, Mazda3, Ford Focus. Trong khi đó, ở tầm thấp hơn, người dùng sẽ chỉ có lựa chọn những xe có tiếng ồn lớn, không gian cabin chật, thiếu nhiều tính năng. Nhu cầu của con người cao, kéo theo những chiếc xe cũng đáp ứng cao hơn và giá bán đội lên.

Các yếu tố khác như giá nguyên vật liệu, chi phí phát triển hệ thống lọc khí thải và các tính năng an toàn góp phần khiến giá xe tăng thêm nhiều trong một thập kỷ qua. Một chiếc xe tầm thấp bây giờ cũng có thể trang bị nhiều tính năng hơn một chiếc xe tầm trung sản xuất cách đây chục năm.


Bên cạnh đó, giá nhiên liệu cũng tăng cao trong 10 năm qua. Chi phí bảo hiểm lớn dần, khiến giá xe phải cõng thêm những khoản phí này. Lạm phát cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Các hãng xe dù lớn cũng tìm cách nâng giá xe để bù lại các chi phí phụ. Ví dụ, Porsche thường tăng thêm giá xe khoảng 5.000 USD mỗi khi ra mắt một phiên bản nâng cấp.

Cách đây hơn 30 năm, một siêu xe Lamborghini Countach có giá khoảng 100.000 USD. Đến năm 2010, một chiếc Lexus LFA với động cơ yếu hơn có giá lên tới 375.000 USD. Thậm chí, những chiếc xe có giá đến cả tiền triệu đô giờ cũng không phải điều gì lạ.
Khi người dùng vẫn sẵn sàng chi trả cho chiếc xe thì các hãng ôtô vẫn có những cách thức để khách hàng cảm thấy thoải mái khi chọn mua, dù giá bán của nó có đắt đến thế nào. Và nên nhớ, chúng ta cũng nên bảo vệ xế hộp cưng bằng cách đóng phí bảo hiểm xe ô tô.