Bạn than trời vì giá ô tô tại Việt Nam gấp 3 lần giá ở nước ngoài? Hãy vui mừng đi, giá ô tô toàn cầu đang tăng đều mà bạn không để ý đấy! Vì lý do lạm phát, phí bảo hiểm xe ô tô, tăng thêm các trang thiết bị, tính năng hay phát triển các công nghệ mới khiến giá bán của những chiếc xế hộp ngày càng cao.
Theo thống kê của Autoevolution, giá bán của những chiếc ôtô tăng thêm gần 50% trong hơn một thập kỷ qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có rất nhiều yếu tố, trong đó, người tiêu dùng cũng đóng góp một phần bởi muốn bảo vệ xế hộp của mình cùng phí bảo hiểm xe ô tô.
Trên thực tế, thị trường vẫn có nhiều mẫu xe giá hợp lý. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng muốn lựa chọn một chiếc xe có độ tin cậy, an toàn cao khi vận hành. Dù người dùng cũng có thể tìm đến những chiếc xe cũ giá tốt, nhưng cảm giác tự hào, hãnh diện khi được ngồi trong chiếc xe mới cáu cạnh đã khiến họ cố gắng bỏ ra số tiền lớn để mua xe.
Tâm lý của người dùng được các hãng xe nghiên cứu kỹ, từ đó đưa ra những cách thức để nâng giá trị chiếc xe, nhằm “moi” được nhiều tiền nhất có thể. Những chiếc xe cơ bản, có giá thành thấp thì đi cùng với trang thiết bị nghèo nàn, ví dụ vô lăng không bọc da, màn hình thông tin giải trí nhỏ, xấu hay khả năng cách âm kém.
Trong khi đó, chỉ thay thế một số bộ phận trên ở phiên bản cao cấp hơn, các hãng xe đã có thể thu hút người dùng, đánh đúng tâm lý dùng đồ “xịn”.
Tâm lý dùng đồ xịn của người dùng là một trong những yếu tố khiến giá bán của xe ngày càng cao.
Chưa kể đến các trang thiết bị an toàn đi cùng. Ở Ấn Độ, các mẫu xe không trang bị tiêu chuẩn túi khí, trong khi châu Âu thì coi trọng việc này hơn. Thế nhưng kể cả những thị trường phát triển, các hãng xe vẫn có cách để người dùng chi thêm tiền cho chiếc xe.
Một chiếc xe gia đình cỡ nhỏ, giá khoảng 20.000 USD sẽ không đi kèm các tính năng an toàn như cảnh báo đi lệch làn đường, phanh tự động... Đây đều là những công nghệ hữu ích đối với người dùng.
Nếu trang bị những tính năng này, số tiền các hãng bỏ ra cũng không quá nhiều khi sản xuất xe đại trà. Song, họ lại đưa ra tùy chọn phiên bản có tính năng và không có tính năng an toàn đó, với giá bán khác nhau, dẫn đến giá xe tăng thêm nhiều.
Có một quy tắc khá hữu ích để những người dùng cân nhắc khi mua ôtô, đó là tiết kiệm 10-15% thu nhập để mua xe mới trong vòng 4 năm. Ví dụ, người dùng kiếm được 50.000 USD mỗi năm, thì nên tiết kiệm tối đa 7.500 USD, sau 4 năm sẽ có số tiền khoảng 30.000 USD để mua xe mới. Đây là mức giá phù hợp với một chiếc xe tầm trung.
Số tiền này đủ để mua một số mẫu xe có nhiều tính năng như Honda Civic, Mazda3, Ford Focus. Trong khi đó, ở tầm thấp hơn, người dùng sẽ chỉ có lựa chọn những xe có tiếng ồn lớn, không gian cabin chật, thiếu nhiều tính năng. Nhu cầu của con người cao, kéo theo những chiếc xe cũng đáp ứng cao hơn và giá bán đội lên.
Các yếu tố khác như giá nguyên vật liệu, chi phí phát triển hệ thống lọc khí thải và các tính năng an toàn góp phần khiến giá xe tăng thêm nhiều trong một thập kỷ qua. Một chiếc xe tầm thấp bây giờ cũng có thể trang bị nhiều tính năng hơn một chiếc xe tầm trung sản xuất cách đây chục năm.
Bên cạnh đó, giá nhiên liệu cũng tăng cao trong 10 năm qua. Chi phí bảo hiểm lớn dần, khiến giá xe phải cõng thêm những khoản phí này. Lạm phát cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Các hãng xe dù lớn cũng tìm cách nâng giá xe để bù lại các chi phí phụ. Ví dụ, Porsche thường tăng thêm giá xe khoảng 5.000 USD mỗi khi ra mắt một phiên bản nâng cấp.
Cách đây hơn 30 năm, một siêu xe Lamborghini Countach có giá khoảng 100.000 USD. Đến năm 2010, một chiếc Lexus LFA với động cơ yếu hơn có giá lên tới 375.000 USD. Thậm chí, những chiếc xe có giá đến cả tiền triệu đô giờ cũng không phải điều gì lạ.
Khi người dùng vẫn sẵn sàng chi trả cho chiếc xe thì các hãng ôtô vẫn có những cách thức để khách hàng cảm thấy thoải mái khi chọn mua, dù giá bán của nó có đắt đến thế nào. Và nên nhớ, chúng ta cũng nên bảo vệ xế hộp cưng bằng cách đóng phí bảo hiểm xe ô tô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét