Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Hợp đồng bảo hiểm: Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ‘hỏng từ cách tiếp cận’? (P1)

Hợp đồng bảo hiểm: Phó TGĐ Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là ông Phạm Xuân Phong đã đề cập về vấn đề không chỉ về sản phẩm, mà chính sách áp dụng cho các loại hình bảo hiểm khác nhau cũng cần tiếp tục hoàn thiện. Trong đó, bảo hiểm nông nghiệp sau khi thẩm định thì các ngân hàng đầu tư đã nhận thấy nguy cơ rủi ro quá lớn.

Bảo hiểm không phải là nơi giảm nghèo
Hợp đồng bảo hiểmTheo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số hơn 304.000 hộ nông dân và tổ chức sản xuất nông nghiệp đã tham gia chương trình thí điểm dành cho sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.Trong đó, 236.396 hộ nông dân tham gia bảo hiểm cây lúa, hơn 60.000 hộ tham gia bảo hiểm đối với vật nuôi và 7.487 hộ tham gia bảo hiểm đối với thủy sản. Số tiền bồi thường (tính bằng = (tỷ lệ thiệt hại được bảo hiểm x số tiền bảo hiểm) x (100% – mức khấu trừ) là 712,8 tỷ đồng, trong khi doanh thu phí bảo hiểm chỉ xấp xỉ con số 394 tỷ đồng.
Trong tổng số tiền bồi thường thì bồi thường cho bảo hiểm thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất và tỷ lệ bồi thường ở nghiệp vụ này lên tới hơn 300% doanh thu bảo hiểm (bồi thường hơn 675,9 tỷ đồng), tỷ lệ bồi cây lúa là 19% doanh thu và vật nuôi là 23,3% so với doanh thu bảo hiểm.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm cho biết, số lượng hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo (chiếm hơn 76,8%).
“Hộ nghèo và cận nghèo khi tham gia, được Nhà nước hỗ trợ 90-100% phí bảo hiểm nên họ tham gia vì họ không mất gì mà vẫn được hưởng lợi từ chương trình. Nhưng đối với các hộ thường, tỷ lệ tham gia ít vì đây là sản phẩm còn mới tại Việt Nam”, ông Khánh nói.\
Hợp đồng bảo hiểmÔng Khánh đã có nhiều đánh giá thiết thực về hạn chế của chính loại bảo hiểm này. Phạm vi bảo hiểm mỗi tỉnh 3 huyện, mỗi huyện 3 xã do Bộ NN&PTNT lựa chọn, với phạm vi này, chưa đủ đảm bảo số đông bù số ít khi rút quỹ bồi thường thiệt hại cho dân. Ông Phạm Xuân Phong cũng nhìn nhận thêm về lĩnh vực nông nghiệp. Khi lĩnh vực này là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, nếu để doanh nghiệp bảo hiểm chịu lỗ hoài là không thể được, phải dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro, mang tính thương mại. Chỉ có đáp ứng được nguồn cung cầu từ hai phía: bảo hiểm và được bảo hiểm thì sản phẩm mới có hiệu quả và mang lại được lợi nhuận cũng như lợi ích cho người dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét