Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Cải thiện cơ chế nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm (Phần 2)

Như đã nhắc ở bài trước, ngày một nhiều cơ hội dành cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không thể tránh khỏi.
Cải thiện cơ chế nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm (Phần 2)
Cải thiện cơ chế nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm (Phần 2)

Đòi hỏi về hoàn thiện pháp luật giai đoạn 2016 – 2020

Những cơ hội dành cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Việt Nam bao gồm tiềm năng thị trường lớn, việc hội nhập với thế giới cũng ngày càng sâu rộng, Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Những thách thức đe dọa cản trở sự phát triển của ngành bảo hiểm là tần suất thiên tai, thảm họa diễn ra ngày càng dày, nền kinh tế chưa ổn định, rủi ro bảo hiểm ngày càng khó lường và diễn ra ngày càng nhiều. Đó là lý do mà chúng ta cần một hệ thống pháp luật được đổi mới để có thể phù hợp với những đòi hỏi và yêu cầu của tình hình thực tế.
Những cam kết về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm của WTO và TPP ngày càng mở khiến cho sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong nước ngày càng cao và mang đến ưu thế cho những công ty bảo hiểm nước ngoài vốn giàu kinh nghiệm. Năng lực tài chính, việc quản trị điều hành, đội ngũ nhân viên là những điểm yếu cần khắc phục của các công ty bảo hiểm trong nước. Luật cần thay đổi để có thể duy trì sự ổn định của thị trường và mang đến môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm.

Không chỉ bị tác động trực tiếp bởi bộ luật chuyên ngành, ngành bảo hiểm còn chịu ảnh hưởng đồng bộ của hệ thống pháp luật có liên quan. Do đó, sự thay đổi trong những bộ luật có liên quan qua từng thời kỳ cũng tác động không nhỏ đến các công ty bảo hiểm, nhất là trong bối cảnh thị trường no trẻ, đang theo đuổi sự phát triển quốc tế. Những chính sách về thuế, đầu tư hay tài chính vẫn chưa ưu đãi cho công ty mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhóm hay bảo hiểm hưu trí cho người lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét