Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

1,3 triệu ô tô Việt Nam đang có nguy cơ bị xử phạt nặng vì thế chấp giấy tờ xe!

Bảo hiểm ô tô: Cảnh sát giao thông sẽ làm thế nào nếu xử phạt xe ô tô sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế? 1,3 triệu ô tô sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế mạnh mẽ.



Bảo hiểm ô tô: Ngày 20/7, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết đã có báo cáo gửi Chính phủ để có phương án giải quyết "thế kẹt" bị cảnh sát giao thông xử phạt của người vay tiền ngân hàng mua ôtô có thế chấp bản gốc giấy đăng ký xe.
"Khoảng 1,3 triệu ôtô đang thế chấp tại ngân hàng bằng hình thức này", Cục trưởng Đặng Thanh Sơn nói và cho biết Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều ý kiến đề nghị tháo gỡ vướng mắc cho các chủ xe. Phía Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng kiến nghị mong việc này được giải quyết thấu đáo nhằm đảm bảo hoạt động tài chính của họ.
Nỗi lo của các chủ xe trả góp có thế chấp bản chính đăng ký xe dấy lên vào đầu tháng 7 khi Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm quy định xử phạt người điều khiển giao thông không mang theo giấy tờ xe. 
Cục Cảnh sát giao thông lý giải do Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo các ngân hàng sau khi làm hợp đồng vay, thế chấp tài sản phải giao lại bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông cho chủ xe, căn cứ Nghị định 163/2006 (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012). Cục Cảnh sát giao thông cho biết phần lớn do người dân chưa hiểu hết về quyền của mình khi vay thế chấp ngân hàng nên trong thời gian vay đã chấp thuận cho ngân hàng giữ lại bản gốc giấy tờ xe. Người tham gia giao thông nếu không xuất trình được đăng ký xe, bằng lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bản chính... sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng. Tuy nhiên, hiện cảnh sát giao thông mới nhắc nhở, chưa xử phạt.
Trả lời báo giới sáng nay, Cục trưởng Quản lý xử lý vi phạm hành chính cho rằng: "Nếu áp dụng xử phạt sẽ khiến người dân hoang mang, có thể dừng ngay việc vay ngân hàng".
Phân tích việc này, ông Sơn cho hay Nghị định 163/2006 cho phép bên nhận thế chấp giữ bản gốc của tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển… Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được giữ giấy tờ liên quan đến tài sản khi nhận thế chấp.
Quy định pháp luật về công chứng, chứng thực cũng cho phép bản sao chứng thực từ bản chính có giá trị thay bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
Trong khi đó Luật Giao thông đường bộ lại quy định, người lái xe phải mang theo giấy tờ, đăng ký xe khi tham gia giao thông.
Theo Cục trưởng Sơn, cảnh sát giao thông xử phạt là có căn cứ, còn ngân hàng giữ bản gốc đăng ký xe nhằm tránh rủi ro, phát sinh nợ xấu cũng xuất phát từ thực tiễn.
"Câu chuyện ở đây là pháp luật chưa đồng bộ. Người dân muốn tuân thủ cả hai quy định cùng một lúc là rất khó", Cục trưởng nêu quan điểm và cho rằng nếu xử phạt người tham gia giao thông không mang bản chính đăng ký xe có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tài chính kinh tế. Trong khi nhà nước đang khuyến khích tiêu dùng, phát triển kinh tế.

Bảo hiểm ô tô: Đây vẫn là một vấn đề nóng cần tìm ra giải pháp khi vi phạm vẫn phải xử phạt, mà xử phạt lại ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau.

Tìm hiểu về mẫu xe áp dụng mức phí bảo hiểm thấp và cao tại Mỹ



Bảo hiểm ô tô:  Chi phí bảo hiểm cho xe ô tô được sản xuất tại Mỹ và Nhật hiện đang có mức phí bảo hiểm thấp. Dòng xe chịu mức áp dụng phí bảo hiểm cao lại là xuất xứ từ Đức.


Bảo hiểm ô tô:  Trang tin ô tô Carscoops mới đây vừa đưa ra bảng danh sách thống kê đối với 20 cái tên mẫu xe có chi phí bảo hiểm thấp nhất và cao nhất tại Mỹ. Theo đó những chiếc xe Nhật và xe Mỹ có mức chi phí bảo hiểm thấp nhất. Trong khi các thương hiệu xe Đức thì có mức bảo hiểm cao nhất gấp 2, 3 lần.
Để có được kết quả trên, Insure.com đã dựa trên chi phí bảo hiểm thực tế của 6 công ty bảo hiểm khác nhau thuộc 50 bang Texas, Mỹ. Ngoài ra họ còn dựa trên khảo sát của hơn 2.800 phương tiện khác nhau từ những dòng compact rẻ tiền tới những chiếc mui trần siêu sang.
Bảo hiểm ô tô: Từ bảng danh sách đưa ra cho thấy, mức bảo hiểm đối rẻ nhất tại Mỹ là chiếc Honda Odyssey LX với chi phí khoảng 1.112 USD/năm. Tiếp đến là 2 dòng xe Jeep Renegade Sport và Jeep Wrangler Black Bear thuộc thương hiệu Mỹ cũng có chi phí bảo hiểm khá mềm từ 1.138 đến 1.148 USD/năm.
Danh sách chi tiết mức phí bảo hiểm từng loại xe tại Mỹ:









Bảo hiểm ô tô: Tại sao mức phí bảo hiểm các loại xe lại khác nhau? Các dòng xe mui trần thường luôn chịu mức phí bảo hiểm cao ngất ngưỡng vì dễ bị lấy cắp.

Giảm giá gần 200 triệu, thị trường ô tô đạt mức kỷ lục tháng 7/2017

Bảo hiểm ô tô: Thị trường ô tô trong nước đang trở nên sôi động bao giờ hết  từ đầu tháng 7 khi lần lượt các hãng lớn tung ra các chính sách giảm giá. Mức giảm sâu nhất phải biết đến chính là 200 triệu bởi hãng Nhật Mitsubishi.

Bảo hiểm ô tôMitsubishi đã áp dụng chính sách khuyến mãi mới dành cho mẫu Mitsubishi Pajero 3.0, với 164 triệu đồng. Giá bán hiện tại của Mitsubishi Pajero 3.0 tại các đại lý giảm từ 2,12 tỷ đồng xuống còn 1,955 triệu đồng.
Việc giảm tới gần 200 triệu đồng ngay một lúc cho một mẫu xe được coi là bước đi khá liều lĩnh của nhà sản xuất Nhật Bản. Bởi trên thị trường ô tô trong nước, hiếm có một mẫu ô tô nào giảm mạnh như vậy.
Ngoài mẫu Pajero, nhiều mẫu xe khác của Mitsubishi giữ nguyên mức giảm giá của tháng 6.
Theo đó, hãng Mitsubishi giảm giá trực tiếp vào giá bán xe từ 25-106 triệu đồng. Điển hình như, mẫu Pajero Sport giảm từ 50-106 triệu đồng cho 2 phiên bản của xe. Mẫu Mitsubishi Outlander giảm 90 triệu đồng trực tiếp vào giá bán xe cho 2 phiên bản 2.0 CVT và 2.4 CVT. Mẫu xe bán tải Triton giảm tới 60 triệu đồng tùy phiên bản. Mẫu Mitsubishi Mirage giảm 50 triệu đồng cho cả hai phiên bản. Một số mẫu xe khác của Mitsubishi như Pajero, Outlander Sport không được giảm giá trực tiếp nhưng được tặng kèm quà tặng trị giá 48 triệu đồng.
Động thái giảm giá mạnh tay của Mitsubishi không nằm ngoài mục đích lôi kéo khách hàng, tăng doanh số. Trong danh sách 10 mẫu ô tô có doanh số thấp nhất Việt Nam trong tháng 6, có 2 mẫu ô tô đầu bảng của Mitsubishi là Mitsubishi Pajero và Outlander Sport.
Ngoài Mitsubishi, thị trường ô tô Việt Nam còn chứng kiến cuộc đua giảm giá của nhiều “ông lớn” ô tô Nhật Bản khác.
Mở đầu cho cuộc giảm giá ô tô trong tháng 7, hãng xe Honda đã khiến các đối thủ sốc khi mạnh tay giảm giá bán cho rất nhiều mẫu ô tô, trong đó có mẫu giảm tới 200 triệu đồng.
Mẫu ô tô có mức giảm 200 triệu đồng là Honda Odyssey. Honda CR-V tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 10-20 triệu đồng so với mức giảm của tháng 6. Mẫu xe hạng C Honda Civic Turbo cũng được giảm 60 triệu đồng. Mẫu Honda Accord được giảm 100 triệu đồng. Cuối cùng là Honda City 2017, mẫu xe mới được giới thiệu vào giữa tháng 6 vừa qua có mức giảm tiền mặt từ 10-20 triệu đồng, tùy phiên bản và đại lý.
Không chịu kém cạnh người đồng hương, hãng xe Mazda cũng đồng loạt hạ giá cho nhiều mẫu xe.
So với giá niêm yết hồi đầu tháng 6, giá bán của cả 4 phiên bản của Mazda 6 đều được giảm trong tháng 7 này. Theo đó, phiên bản AT 2.5L giảm từ 929 triệu đồng xuống còn 899 triệu đồng. Phiên bản 2.0L hạ giá từ 945 triệu đồng xuống 915 triệu đồng.
Với phiên bản 2.0L Premium, mức giá cũng được giảm từ 999 triệu đồng xuống 969 triệu đồng. Còn phiên bản 2.5L Premium được điều chỉnh giá bán từ 1,165 tỷ đồng xuống 1,125 tỷ đồng.
Không chịu ngồi yên, trong tháng 7 này, các đại lý của Toyota cũng đã thực hiện 2 lần 'đại hạ giá' xe.
Mới đây, một số đại lý Toyota Long Biên, Toyota Hà Đông hay Toyota Mỹ Đình đã thực hiện đợt giảm giá lần hai trong tháng 7, với mức giảm sâu. Cụ thể, Toyota Camry và Toyota Corolla Altis được các đại lý ưu đãi, giảm giá lên tới hơn 100 triệu đồng, bao gồm cả tiền mặt, phụ kiện và bảo hiểm vật chất.
Khi thấy các thương hiệu ô tô Nhật liên tục đưa ra nhiều ưa đãi nhằm lôi kéo khách hàng, các hãng xe Hàn Quốc cũng buộc phải “tham chiến”.
Hyundai thực hiện giảm giá cho nhiều mẫu xe với mức từ 10-40 triệu đồng và đi kèm nhiều phụ kiện. Trong đó, Hyundai Santa Fe được giảm khá mạnh từ 30-40 triệu đồng, kèm phụ kiện trị giá 50 triệu đồng.
Một "ông lớn" xe hơi cũng đến từ Hàn Quốc khác là Kia cũng liên tục áp dụng các chính sách giảm giá, ưu đãi cho khách hàng mua xe.
Tháng 7 này, Kia cũng áp dụng chính sách ưu đãi cho nhiều mẫu xe.
Theo bảng giá xe Kia tháng 7/2017, các mẫu Optima 2.0 AT, Optima 2.0 ATH và Optima 2.4 AT sẽ được áp dụng ggiảm giá lần lượt 25, 20 và 45 triệu đồng. Còn mẫu xe ăn khách Kia Morning chỉ được giảm giá nhẹ 2 triệu đồng.
Khi thấy các thương hiệu ô tô Nhật, Hàn đua nhau giảm giá, “ông lớn” ô tô Mỹ cũng không thể đứng nhìn.
Trong tháng 7, Chevrolet tiếp tục ưu đãi mạnh cho mẫu xe bán tải Colorado. Trong đó, mẫu Colorado 2.8L 4x4 AT LTZ được áp dụng ưu đãi mạnh nhất với tổng giá trị lên tới 80 triệu đồng và thấp hơn 10 triệu đồng so với tháng 6. Ngoài Colorado 2.8L 4x4 AT LTZ, 4 phiên bản còn lại của mẫu bán tải Colorado cũng được điều chỉnh giảm nhẹ.
Sau khi liên tục đại hạ giá trong thời gian dài, các doanh nghiệp ô tô cho biết từ nay đến cuối năm sẽ không giảm giá nữa. Giá xe đã chạm tới đáy, không có điều kiện giảm hơn. Tuy nhiên, với động thái giảm giá, ưu đãi mạnh của Honda, Mazda và Toyota trong đầu tháng 7 này,
Bảo hiểm ô tôGiấc mơ ô tô đang trở thành hiện thực đối với nhiều người Việt Nam. Các chương trình khuyến mãi đang trên thời điểm nóng bởi giá ô tô trong khu vực cũng đang xuống đến mức 0%. Hãy nhanh tay tậu một chiếc xe ô tô cho riêng mình!

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Top 10 công ty bảo hiểm uy tín nhất thế giới đã đạt được những tiêu chí nào?

Tin mới dành cho ngành Bảo hiểm nói chung đó là chúng ta đã có được Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2017 tại Việt Nam với những tiêu chí nổi bật bên cạnh phí bảo hiểm.


Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan, dựa trên sự tổng hợp các đánh giá về uy tín của công ty bảo hiểm từ các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng, từ góc nhìn của khách hàng cũng như của các chuyên gia tài chính. Các công ty bảo hiểm được đánh giá, xếp hạng theo 3 tiêu chí chủ yếu không tính đến mức phí bảo hiểm như sau:
(1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn..) (được tính 30% trọng số điểm);
(2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về các công ty bảo hiểmtrên các kênh truyền thông chính thống (30% trọng số điểm);
(3) Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm; Survey nhóm chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Survey khảo sát các Công ty bảo hiểm được thực hiện trong tháng 5/2017 về quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm… (40% trọng số điểm).
Ngành bảo hiểm lạc quan tăng trưởng trong năm 2017
Dữ liệu tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ vủa Vietnam Report cho thấy, tỷ lệ số DN báo lãi trong năm 2016 đã tăng đáng kể, từ 5 lên 10 DN đối với nhóm bảo hiểm nhân thọ và từ 17 lên 18 DN với nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, cho thấy sự khởi sắc trong kinh doanh bảo hiểm trong năm vừa qua, là tiền đề tạo thêm niềm tin tăng trưởng toàn ngành nói chung trong năm 2017.
Theo khảo sát của các DN bảo hiểm thực hiện trong tháng 5/2017, có đến 86,7% số DN được hỏi tự tin rằng, doanh thu năm 2017 của DN mình sẽ tăng trên 10%, 13,3% còn lại khiêm tốn hơn với kế hoạch tăng trưởng trên 10%.
Miếng bánh thị phần - cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ
Với số lượng công ty bảo hiểm nhân thọ (18 công ty) và phi nhân thọ (30 công ty) đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, thì ở sân chơi thị phần còn lại không bao gồm các ông lớn kể trên sẽ chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ.
Việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng còn nhiều bất cập và hạn chế
Theo nhận định của báo cáo này, điểm uy tín trên truyền thông của các công ty bảo hiểm trong giai đoạn nghiên cứu năm nay, bao gồm cả các công ty trong Top 5 nhìn chung thấp hơn nhiều so với năm trước, do việc các DN bảo hiểm còn chưa chủ động trong công tác truyền thông, độ đa dạng các chủ đề truyền thông còn thấp.
Trong khi đó, một số DN hàng đầu nhận nhiều điểm trừ từ thông tin bị khách hàng tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm, một phần đến từ phía nhân viên tư vấn bảo hiểm không giải thích kỹ lưỡng và không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trước khi ký hợp đồng. Nhưng qua đó có thể thấy việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng khi xảy ra mâu thuẫn của các công ty bảo hiểm còn rất nhiều bất cập và hạn chế.
Do đó khuyến nghị để duy trì thương hiệu bảo hiểm uy tín, các công ty cần xây dựng quy trình giải quyết mâu thuẫn hợp tình hợp lý và nhanh chóng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, với các khách hàng tham gia bảo hiểm cần kiểm tra lại thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký và liên hệ ngay với công ty bảo hiểm khi có thay đổi bất thường trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng bởi theo phản hồi của khách hàng đang tham gia bảo hiểm, việc tư vấn để khách hàng hiểu đúng và đủ về hợp đồng bảo hiểm còn nhiều hạn chế.

Trong tương lai, nhân lực chính là điều cốt lõi mà các công ty bảo hiểm cũng cần lưu ý đầu tư đào tạo.  Nếu mở rộng kinh doanh tràn lan, tuyển dụng ồ ạt những nhân sự chưa thực sự am hiểu sản phẩm bảo hiểm vì điều này vô tình trở thành một mầm móng rủi ro về lâu dài bên cạnh phí bảo hiểm không phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam thay đổi thế nào khi đối tác nước ngoài đang “chen chân” vào?

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ thị chúng với đà phát triển nhanh hơn trong những năm gần đây. Nhìn lại, thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với sản phẩm bảo nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.



Với vốn đầu tư từ quốc tế, thị trường bảo hiểm của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi đẩy mạnh câc dòng sản phẩm liên quốc gia, đáp ứng đúng nguyện vọng của khách hàng.
Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện và đa dạng hóa. Số lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 100 sản phẩm năm 2009 lên 350 sản phẩm tính đến cuối 2016 và số lượng bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 200 sản phẩm năm 1999 lên hơn 1.000 sản phẩm cho đến nay.
Ngoài ra, các hình thức phân phối hiện đại đang dần được phát triển nhờ sự hỗ trợ về kinh nghiệm triển khai của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Theo nghiên cứu của Swiss Re, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có xu hướng mở rộng kênh phân phối trực tiếp (online, telesales…) trong khi thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn khai thác chủ yếu kênh trung gian đại lý.
Tại Việt Nam, Bancassurance lần đầu tiên khai trương vào 2001 với sự hợp tác giữa AIA và HSBC. Kênh online được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn triển khai trong năm 2016.
Hơn nữa, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ về tài chính, cụ thể việc tăng vốn giúp các công ty bảo hiểm nâng cao năng lực bảo hiểm và tăng tỷ lệ giữ lại.
Đồng thời, hỗ trợ về đào tạo nhân sự; đóng góp ý kiến xây dựng khung pháp lý và kỷ luật thị trường (market discipline) đặc biệt đối với việc vận hành sản phẩm mới và kênh phân phối hiện đại. Ngoài ra, sau này khi cơ quan quản lý bãi bỏ biểu phí chuẩn, tự do hóa thị trường, sự hỗ trợ từ các công ty nước ngoài trong việc định giá sản phẩm là vô cùng cần thiết.
Cuộc chiến thị phần
Theo thống kê của BVSC, thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.

Cơ cấu thị trường thay đổi thế nào khi có sự tham gia của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài? Theo BVSC, trong ngắn và trung hạn, cơ cấu thị trường dự báo không có quá nhiều thay đổi do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nội duy nhất trên thị trường đã dần cải thiện về mặt thiết kế sản phẩm, định giá, phân phối cũng như khẳng định được thương hiệu đối với người dân. Việt Nam cũng chỉ mới mở cửa theo Mode 3 trong cam kết AEC 2020.

Về dài hạn, các các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với dòng bảo hiểm nhân thọ nội địa có khả năng mở rộng thị phần do sự phát triển của bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Bạn đã biết tin này hay chưa?

Tiêu chí chọn các công ty bảo hiểm đáng tin cậy?

Nếu bạn là khách hàng muốn chọn một trong các công ty bảo hiểm đáng tin cậy để kí hợp đồng thì bạn sẽ dựa vào các tiêu chí nào? Bài viết này giới thiệu ba tiêu chí được quan tâm nhất khi lựa chọn công ty bảo hiểm là tiềm lực tài chính, kinh nghiệp hay thời gian hoạt động và sự rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm. Yếu tố cuối cùng là vấn đề mức phí bảo hiểm có phù hợp hay không.


Tiêu chí mà khách hàng quan tâm nhất khi lựa chọn một trong các công ty bảo hiểm đã được công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) khảo sát. Họ quan tâm nhất khi lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của công ty bảo hiểm. Qua đó, ba tiêu chí được khách hàng quan tâm nhất gồm tiềm lực tài chính (chiếm 62,1% lựa chọn); kinh nghiệp hay thời gian hoạt động (61,7%) và sự rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm (55,2%). Dĩ nhiên, tiêu chí cuối cùng chính là mức phí bảo hiểm phải chăng.


Theo đánh giá của Vietnam Report, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam còn khá yếu trong công tác truyền thông năm 2016. Các công ty này chưa chủ động trong công tác truyền thông, độ đa dạng các chủ đề truyền thông còn thấp.
Một số doanh nghiệp hàng đầu nhận nhiều “điểm trừ” từ thông tin bị khách hàng tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm. Một phần nguyên nhân từ phía nhân viên tư vấn bảo hiểm không giải thích kỹ lưỡng và không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trước khi ký kết hợp đồng. Nhưng qua đó có thể thấy việc giải quyết thắc mắc của khách hàng khi xảy ra mâu thuẫn của các công ty bảo hiểm còn rất nhiều bất cập và hạn chế.
Mặc dù công tác truyền thông chưa có được một chiến lược chủ động và dài hạn, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì được mức độ uy tín cao nhờ vào kết quả kinh doanh tích cực và theo đánh giá khảo sát của Vietnam Report.

Vietnam Report cũng đưa ra khuyến nghị, để duy trì thương hiệu bảo hiểm uy tín, các công ty cần xây dựng quy trình giải quyết mâu thuẫn hợp tình hợp lý và nhanh chóng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Nếu bạn lựa chọn tin tưởng để kí vào hợp đồng bảo hiểm thì bạn cũng cần kiểm tra lại thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký và liên hệ ngay với các công ty bảo hiểm khi có thay đổi bất thường trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Bạn biết gì về Du lịch trực tuyến?

Du lịch đang trở thành một xu thế hưởng thụ cuộc sống. Có người ưa thích du lịch tận hưởng dịch vụ đẳng cấp, có người yêu thích sự trải nghiệm với chi phí tiết kiệm, còn bạn thì sao? Du lịch trực tuyến đang được các công ty bảo hiểm tập trung phát triển với thị trường tiềm năng lớn tại Việt Nam cho các hình thức du lịch trong và ngoài nước. Đây chính là kết quả của sự phát triển từ thương mại điện tử hóa.


Được biết, các công ty bảo hiểm đã và đang “follow” ngày Du lịch trực tuyến (Online tourism day) 2017 sẽ được Tổng cục Du lịch (TCDL) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tổ chức vào tháng 7 năm nay, tại TP. Hồ Chí Minh để có thể hỗ trợ khách hàng cũng như “trưng bày” thành quả của các doanh nghiệp khi cho ra mắt sản phẩm di lịch trực tuyến của họ trên thị trường trong nước.
Sự kiện này được tổ chức nhằm thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tới du lịch trực tuyến, qua đó thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo hiểm, điểm đến, hàng không...
Ngày Du lịch trực tuyến 2017 sẽ tập trung vào 4 chủ đề chính: Du lịch trực tuyến - xu hướng không thể đảo ngược; đại lý du lịch trực tuyến - ai mạnh hơn ai?; du lịch trực tuyến - khởi đầu từ doanh nghiệp; phát triển du lịch trong thời đại số.
Tại sự kiện này, các chuyên gia, diễn giả sẽ trao đổi xoay quanh 4 chủ đề trên, trong đó đề cập đến những nội dung: Xu hướng phát triển tất yếu của du lịch trực tuyến, cùng những nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật, cạnh tranh mà các bên liên quan cần nhận thức rõ; những tác động của công nghệ tới kinh doanh du lịch; hoạt động kinh doanh của các đại lý du lịch trực tuyến trong nước và quốc tế; tầm quan trọng của việc triển khai công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại mỗi đơn vị kinh doanh du lịch…
Ngày Du lịch trực tuyến 2017 sẽ là một diễn đàn hữu ích dành cho các khách sạn, công ty lữ hành, nhà hàng, điểm đến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, vận chuyển khách du lịch, thanh toán, bảo hiểm... gặp gỡ, trao đổi về kinh doanh du lịch trực tuyến.
Đồng thời, đây cũng là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xúc tiến, nghiên cứu và đào tạo về du lịch và thương mại điện tử nắm bắt thực tiễn và xu hướng phát triển du lịch trực tuyến trong giai đoạn tới.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng TCDL cho biết: “Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trong báo cáo Các xu hướng du lịch châu Á năm 2016 cho thấy, du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng ở mức cao nhất trên thế giới. Những yếu tố về dân số, thu nhập, công nghệ di động và mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến du lịch ở khu vực này.
Tuy nhiên, khan hiếm nguồn nhân lực là một trở ngại lớn tới sự tăng trưởng trong giai đoạn tới, và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này".
Ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2016 tăng 13,8% và đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á  -Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm nhưng năm 2017, châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu (sớm hơn 1 năm so với dự báo trước đó). Sự tăng nhanh chóng của du lịch trực tuyến ở Trung Quốc là động lực chính cho sự thay đổi này.

Quy mô của các dự án du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á được các công ty bảo hiểm cập nhật sẽ đạt đến con số hơn 20 tỷ đô la Mỹ trong năm nay. Dự đoán, năm 2015 con số thu vào sẽ đến 90 tỷ đô la Mỹ. Google cũng là ông lớn đưa ra nhận định này cho thị trường du lịch trong tương lai.