Đóng phí bảo hiểm bắt buộc là một trong những chủ đề “hot” nhất cộng đồng hiện nay. Để bảo vệ uyền lợi của người lao động, bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong những phương án thong minh nhưng doanh nghiệp lại ngán ngẫm điều này. Tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm đã làm xôn xao dư luận trong năm 2015.
Tại sao doanh nghiệp lại “nợ”
Một trong những lí do phổ biến nhất được dùng đến là doanh nghiệp “than vãn” kinh tế khôn ổn định, sa sút và hoạt động không có lời trong những năm gần đây. Né tránh tối đa đến mức có thể là cách mà đa số doanh nghiệp đang lạm dụng để làm mất quyền lợi của người lao động của họ. Hiện ở TP.HCM, hơn 10,000 doanh nghiệp đã và đang nợ bảo hiểm. Đây không phải là một con số nhỏ cùng với hơn 1,000 tỷ tiền bảo hiểm nợ theo.
Cách nào răng đe doanh nghiệp?
Hiện tại, Nhà nước áp dụng một số biện phá xử phạt hành chính nhẹ đối với doanh nghiệp nợ bảo hiểm, né tránh bảo hiểm hoặc khai báo lương thực sai lêch (thường thấp hơn so với lương thực) để giảm số tiền đóng bảo hiểm xuống. Việc làm này sẽ ảnh hưởng nhiều đến người lao động bởi nếu số tiền đóng bảo hiểm quá ít, con số bảo hiểm chi trả hỗ trợ khi họ gặp bất cứ bất trắc nào dựa vào điều khoản hợp đồng sẽ không đủ để hỗ trợ người lao động sinh sống hoặc trang trải tong thười gian chịu hậu quả của rủi ro bất ngờ.
Một ví dụ điển hình mới nhất ở Quảng Nam, cơ quan BHXH tỉnh Quảng Nam đã khỏi kiện một lượt hàng chục doanh nghiệp né tránh bảo hiểm trong thời gian qua. 40 tỷ tiền bảo hiểm đang tồn đọng và có nguy cơ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người lao động cũng như tạo rủi ro vỡ ngân sách bảo hiểm trong tương lai bới người cần chi trả bảo hiểm còn gấp bội so với con số tiền thu được. Chỉ thu hồi được 18,3 tỷ nợ bảo hiểm từ khi quyết định thưa kiện các doanh nghiệp nợ, cơ quan BHXH đã và đang nhận những dấu hiện tốt trong quá trình thu hồi công nợ. Một lí do rất “thú vị” là doanh nghiệp vì sợ bị kiện ra tòa làm mất uy tín trong mắt khách hang nên đã chủ động hơn để thanh toán “nợ” bảo hiểm bao lâu nay. Lòng tự trọng quả thực vẫn còn có giá trị rất lớn ngày nay. Đây có thể là một bài học đáng để rút kinh nghiệm thực tiễn cho các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét