Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại, sự phát triển của ngành ngân hàng và các ngành tài chính liên quan đã đạt đến ngưỡng cao nhất. Việc này chứng minh qua sự khát nhân lực hàng năm. Một số sản phẩm tiền gửi của ngân hàng được người dân ngày càn tín dụng vì mang lại lợi ích thiết thực, linh hoạt, an toàn và có nhiều chức năng cũng như ưu dãi hấp dẫn. Nhưng gửi tiền ngân hàng có thực sự an toàn hay không nếu tính đến rủi ro cuối cùng là ngân hàng bị phá sản? Cũng từ câu hỏi này, dự thảo về luật bảo hiểm tiền gửi đã ra đời.
Tổng quát về dự thảo
Theo chúng tôi được biết, các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu…đã và đang được đảm bảo sự an toàn ch nguồn vốn của người dùng bởi hình thức bảo hiểm tiền gửi và các điều khoản của Luật bảo hiểm tiền gửi.
Vàng và đồng USD không được áp dụng Bảo hiểm tiền gửi
Dự luật bảo hiểm tiền gửi đã đưa ra các điều khoản chính thức về việc không áp dụng bảo hiểm tiền gửi cho loại hình tiền gửi vàng và đồng đô la Mỹ (USD). Một trong những lí do dẫn đến sự loại trù này là do chính sách từ phía Chính phủ và Nhà nước về việc chống đô la hóa tại thị trường Việt Nam cũng như chính sách quản lí ngoại hối. Chính Phủ Việt Nam kêu gọi người dân sử dụng tiền Việt Nam. Có thể đây cũng là một ý kiến hợp lí nhưng một vấn đề luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều với nhau.
Dự luật này được các cơ quan chức năng ủng hộ phần đông. Bởi vì tự nhiên một quốc gia phải bảo vệ giá trị cho đồng tiền của họ, không thể cổ súy cho người dân đổ xô mua tiền nước ngoài tích trữ. Nếu cần ngoại tệ, bất cứ người dân nào cũng có thể mua tại ngân hàng hoặc các điểm giao dịch ngoại tệ trong cả nước. dự luật này phù hợp với tình hình và đặc điểm kinh tế tại nước ta. Bảo hiểm tiền gửi với VND có thể là một ý kiến với 80% phiếu đồng ý. Nhưng người dân đôi khi cũng có “cái lí” riêng của họ. Chính Phủ thì lên tiếng vì “tinh thần dân tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét