Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

1,3 triệu ô tô Việt Nam đang có nguy cơ bị xử phạt nặng vì thế chấp giấy tờ xe!

Bảo hiểm ô tô: Cảnh sát giao thông sẽ làm thế nào nếu xử phạt xe ô tô sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế? 1,3 triệu ô tô sẽ làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế mạnh mẽ.



Bảo hiểm ô tô: Ngày 20/7, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết đã có báo cáo gửi Chính phủ để có phương án giải quyết "thế kẹt" bị cảnh sát giao thông xử phạt của người vay tiền ngân hàng mua ôtô có thế chấp bản gốc giấy đăng ký xe.
"Khoảng 1,3 triệu ôtô đang thế chấp tại ngân hàng bằng hình thức này", Cục trưởng Đặng Thanh Sơn nói và cho biết Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều ý kiến đề nghị tháo gỡ vướng mắc cho các chủ xe. Phía Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng kiến nghị mong việc này được giải quyết thấu đáo nhằm đảm bảo hoạt động tài chính của họ.
Nỗi lo của các chủ xe trả góp có thế chấp bản chính đăng ký xe dấy lên vào đầu tháng 7 khi Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm quy định xử phạt người điều khiển giao thông không mang theo giấy tờ xe. 
Cục Cảnh sát giao thông lý giải do Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo các ngân hàng sau khi làm hợp đồng vay, thế chấp tài sản phải giao lại bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông cho chủ xe, căn cứ Nghị định 163/2006 (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012). Cục Cảnh sát giao thông cho biết phần lớn do người dân chưa hiểu hết về quyền của mình khi vay thế chấp ngân hàng nên trong thời gian vay đã chấp thuận cho ngân hàng giữ lại bản gốc giấy tờ xe. Người tham gia giao thông nếu không xuất trình được đăng ký xe, bằng lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bản chính... sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng. Tuy nhiên, hiện cảnh sát giao thông mới nhắc nhở, chưa xử phạt.
Trả lời báo giới sáng nay, Cục trưởng Quản lý xử lý vi phạm hành chính cho rằng: "Nếu áp dụng xử phạt sẽ khiến người dân hoang mang, có thể dừng ngay việc vay ngân hàng".
Phân tích việc này, ông Sơn cho hay Nghị định 163/2006 cho phép bên nhận thế chấp giữ bản gốc của tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển… Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng được giữ giấy tờ liên quan đến tài sản khi nhận thế chấp.
Quy định pháp luật về công chứng, chứng thực cũng cho phép bản sao chứng thực từ bản chính có giá trị thay bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
Trong khi đó Luật Giao thông đường bộ lại quy định, người lái xe phải mang theo giấy tờ, đăng ký xe khi tham gia giao thông.
Theo Cục trưởng Sơn, cảnh sát giao thông xử phạt là có căn cứ, còn ngân hàng giữ bản gốc đăng ký xe nhằm tránh rủi ro, phát sinh nợ xấu cũng xuất phát từ thực tiễn.
"Câu chuyện ở đây là pháp luật chưa đồng bộ. Người dân muốn tuân thủ cả hai quy định cùng một lúc là rất khó", Cục trưởng nêu quan điểm và cho rằng nếu xử phạt người tham gia giao thông không mang bản chính đăng ký xe có thể tác động tiêu cực tới hoạt động tài chính kinh tế. Trong khi nhà nước đang khuyến khích tiêu dùng, phát triển kinh tế.

Bảo hiểm ô tô: Đây vẫn là một vấn đề nóng cần tìm ra giải pháp khi vi phạm vẫn phải xử phạt, mà xử phạt lại ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau.

Tìm hiểu về mẫu xe áp dụng mức phí bảo hiểm thấp và cao tại Mỹ



Bảo hiểm ô tô:  Chi phí bảo hiểm cho xe ô tô được sản xuất tại Mỹ và Nhật hiện đang có mức phí bảo hiểm thấp. Dòng xe chịu mức áp dụng phí bảo hiểm cao lại là xuất xứ từ Đức.


Bảo hiểm ô tô:  Trang tin ô tô Carscoops mới đây vừa đưa ra bảng danh sách thống kê đối với 20 cái tên mẫu xe có chi phí bảo hiểm thấp nhất và cao nhất tại Mỹ. Theo đó những chiếc xe Nhật và xe Mỹ có mức chi phí bảo hiểm thấp nhất. Trong khi các thương hiệu xe Đức thì có mức bảo hiểm cao nhất gấp 2, 3 lần.
Để có được kết quả trên, Insure.com đã dựa trên chi phí bảo hiểm thực tế của 6 công ty bảo hiểm khác nhau thuộc 50 bang Texas, Mỹ. Ngoài ra họ còn dựa trên khảo sát của hơn 2.800 phương tiện khác nhau từ những dòng compact rẻ tiền tới những chiếc mui trần siêu sang.
Bảo hiểm ô tô: Từ bảng danh sách đưa ra cho thấy, mức bảo hiểm đối rẻ nhất tại Mỹ là chiếc Honda Odyssey LX với chi phí khoảng 1.112 USD/năm. Tiếp đến là 2 dòng xe Jeep Renegade Sport và Jeep Wrangler Black Bear thuộc thương hiệu Mỹ cũng có chi phí bảo hiểm khá mềm từ 1.138 đến 1.148 USD/năm.
Danh sách chi tiết mức phí bảo hiểm từng loại xe tại Mỹ:









Bảo hiểm ô tô: Tại sao mức phí bảo hiểm các loại xe lại khác nhau? Các dòng xe mui trần thường luôn chịu mức phí bảo hiểm cao ngất ngưỡng vì dễ bị lấy cắp.

Giảm giá gần 200 triệu, thị trường ô tô đạt mức kỷ lục tháng 7/2017

Bảo hiểm ô tô: Thị trường ô tô trong nước đang trở nên sôi động bao giờ hết  từ đầu tháng 7 khi lần lượt các hãng lớn tung ra các chính sách giảm giá. Mức giảm sâu nhất phải biết đến chính là 200 triệu bởi hãng Nhật Mitsubishi.

Bảo hiểm ô tôMitsubishi đã áp dụng chính sách khuyến mãi mới dành cho mẫu Mitsubishi Pajero 3.0, với 164 triệu đồng. Giá bán hiện tại của Mitsubishi Pajero 3.0 tại các đại lý giảm từ 2,12 tỷ đồng xuống còn 1,955 triệu đồng.
Việc giảm tới gần 200 triệu đồng ngay một lúc cho một mẫu xe được coi là bước đi khá liều lĩnh của nhà sản xuất Nhật Bản. Bởi trên thị trường ô tô trong nước, hiếm có một mẫu ô tô nào giảm mạnh như vậy.
Ngoài mẫu Pajero, nhiều mẫu xe khác của Mitsubishi giữ nguyên mức giảm giá của tháng 6.
Theo đó, hãng Mitsubishi giảm giá trực tiếp vào giá bán xe từ 25-106 triệu đồng. Điển hình như, mẫu Pajero Sport giảm từ 50-106 triệu đồng cho 2 phiên bản của xe. Mẫu Mitsubishi Outlander giảm 90 triệu đồng trực tiếp vào giá bán xe cho 2 phiên bản 2.0 CVT và 2.4 CVT. Mẫu xe bán tải Triton giảm tới 60 triệu đồng tùy phiên bản. Mẫu Mitsubishi Mirage giảm 50 triệu đồng cho cả hai phiên bản. Một số mẫu xe khác của Mitsubishi như Pajero, Outlander Sport không được giảm giá trực tiếp nhưng được tặng kèm quà tặng trị giá 48 triệu đồng.
Động thái giảm giá mạnh tay của Mitsubishi không nằm ngoài mục đích lôi kéo khách hàng, tăng doanh số. Trong danh sách 10 mẫu ô tô có doanh số thấp nhất Việt Nam trong tháng 6, có 2 mẫu ô tô đầu bảng của Mitsubishi là Mitsubishi Pajero và Outlander Sport.
Ngoài Mitsubishi, thị trường ô tô Việt Nam còn chứng kiến cuộc đua giảm giá của nhiều “ông lớn” ô tô Nhật Bản khác.
Mở đầu cho cuộc giảm giá ô tô trong tháng 7, hãng xe Honda đã khiến các đối thủ sốc khi mạnh tay giảm giá bán cho rất nhiều mẫu ô tô, trong đó có mẫu giảm tới 200 triệu đồng.
Mẫu ô tô có mức giảm 200 triệu đồng là Honda Odyssey. Honda CR-V tiếp tục được điều chỉnh giảm thêm 10-20 triệu đồng so với mức giảm của tháng 6. Mẫu xe hạng C Honda Civic Turbo cũng được giảm 60 triệu đồng. Mẫu Honda Accord được giảm 100 triệu đồng. Cuối cùng là Honda City 2017, mẫu xe mới được giới thiệu vào giữa tháng 6 vừa qua có mức giảm tiền mặt từ 10-20 triệu đồng, tùy phiên bản và đại lý.
Không chịu kém cạnh người đồng hương, hãng xe Mazda cũng đồng loạt hạ giá cho nhiều mẫu xe.
So với giá niêm yết hồi đầu tháng 6, giá bán của cả 4 phiên bản của Mazda 6 đều được giảm trong tháng 7 này. Theo đó, phiên bản AT 2.5L giảm từ 929 triệu đồng xuống còn 899 triệu đồng. Phiên bản 2.0L hạ giá từ 945 triệu đồng xuống 915 triệu đồng.
Với phiên bản 2.0L Premium, mức giá cũng được giảm từ 999 triệu đồng xuống 969 triệu đồng. Còn phiên bản 2.5L Premium được điều chỉnh giá bán từ 1,165 tỷ đồng xuống 1,125 tỷ đồng.
Không chịu ngồi yên, trong tháng 7 này, các đại lý của Toyota cũng đã thực hiện 2 lần 'đại hạ giá' xe.
Mới đây, một số đại lý Toyota Long Biên, Toyota Hà Đông hay Toyota Mỹ Đình đã thực hiện đợt giảm giá lần hai trong tháng 7, với mức giảm sâu. Cụ thể, Toyota Camry và Toyota Corolla Altis được các đại lý ưu đãi, giảm giá lên tới hơn 100 triệu đồng, bao gồm cả tiền mặt, phụ kiện và bảo hiểm vật chất.
Khi thấy các thương hiệu ô tô Nhật liên tục đưa ra nhiều ưa đãi nhằm lôi kéo khách hàng, các hãng xe Hàn Quốc cũng buộc phải “tham chiến”.
Hyundai thực hiện giảm giá cho nhiều mẫu xe với mức từ 10-40 triệu đồng và đi kèm nhiều phụ kiện. Trong đó, Hyundai Santa Fe được giảm khá mạnh từ 30-40 triệu đồng, kèm phụ kiện trị giá 50 triệu đồng.
Một "ông lớn" xe hơi cũng đến từ Hàn Quốc khác là Kia cũng liên tục áp dụng các chính sách giảm giá, ưu đãi cho khách hàng mua xe.
Tháng 7 này, Kia cũng áp dụng chính sách ưu đãi cho nhiều mẫu xe.
Theo bảng giá xe Kia tháng 7/2017, các mẫu Optima 2.0 AT, Optima 2.0 ATH và Optima 2.4 AT sẽ được áp dụng ggiảm giá lần lượt 25, 20 và 45 triệu đồng. Còn mẫu xe ăn khách Kia Morning chỉ được giảm giá nhẹ 2 triệu đồng.
Khi thấy các thương hiệu ô tô Nhật, Hàn đua nhau giảm giá, “ông lớn” ô tô Mỹ cũng không thể đứng nhìn.
Trong tháng 7, Chevrolet tiếp tục ưu đãi mạnh cho mẫu xe bán tải Colorado. Trong đó, mẫu Colorado 2.8L 4x4 AT LTZ được áp dụng ưu đãi mạnh nhất với tổng giá trị lên tới 80 triệu đồng và thấp hơn 10 triệu đồng so với tháng 6. Ngoài Colorado 2.8L 4x4 AT LTZ, 4 phiên bản còn lại của mẫu bán tải Colorado cũng được điều chỉnh giảm nhẹ.
Sau khi liên tục đại hạ giá trong thời gian dài, các doanh nghiệp ô tô cho biết từ nay đến cuối năm sẽ không giảm giá nữa. Giá xe đã chạm tới đáy, không có điều kiện giảm hơn. Tuy nhiên, với động thái giảm giá, ưu đãi mạnh của Honda, Mazda và Toyota trong đầu tháng 7 này,
Bảo hiểm ô tôGiấc mơ ô tô đang trở thành hiện thực đối với nhiều người Việt Nam. Các chương trình khuyến mãi đang trên thời điểm nóng bởi giá ô tô trong khu vực cũng đang xuống đến mức 0%. Hãy nhanh tay tậu một chiếc xe ô tô cho riêng mình!

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Top 10 công ty bảo hiểm uy tín nhất thế giới đã đạt được những tiêu chí nào?

Tin mới dành cho ngành Bảo hiểm nói chung đó là chúng ta đã có được Top 10 công ty bảo hiểm uy tín năm 2017 tại Việt Nam với những tiêu chí nổi bật bên cạnh phí bảo hiểm.


Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan, dựa trên sự tổng hợp các đánh giá về uy tín của công ty bảo hiểm từ các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng, từ góc nhìn của khách hàng cũng như của các chuyên gia tài chính. Các công ty bảo hiểm được đánh giá, xếp hạng theo 3 tiêu chí chủ yếu không tính đến mức phí bảo hiểm như sau:
(1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn..) (được tính 30% trọng số điểm);
(2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về các công ty bảo hiểmtrên các kênh truyền thông chính thống (30% trọng số điểm);
(3) Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm; Survey nhóm chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; và Survey khảo sát các Công ty bảo hiểm được thực hiện trong tháng 5/2017 về quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm… (40% trọng số điểm).
Ngành bảo hiểm lạc quan tăng trưởng trong năm 2017
Dữ liệu tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ vủa Vietnam Report cho thấy, tỷ lệ số DN báo lãi trong năm 2016 đã tăng đáng kể, từ 5 lên 10 DN đối với nhóm bảo hiểm nhân thọ và từ 17 lên 18 DN với nhóm bảo hiểm phi nhân thọ, cho thấy sự khởi sắc trong kinh doanh bảo hiểm trong năm vừa qua, là tiền đề tạo thêm niềm tin tăng trưởng toàn ngành nói chung trong năm 2017.
Theo khảo sát của các DN bảo hiểm thực hiện trong tháng 5/2017, có đến 86,7% số DN được hỏi tự tin rằng, doanh thu năm 2017 của DN mình sẽ tăng trên 10%, 13,3% còn lại khiêm tốn hơn với kế hoạch tăng trưởng trên 10%.
Miếng bánh thị phần - cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ
Với số lượng công ty bảo hiểm nhân thọ (18 công ty) và phi nhân thọ (30 công ty) đang hoạt động trên thị trường Việt Nam hiện nay, thì ở sân chơi thị phần còn lại không bao gồm các ông lớn kể trên sẽ chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ.
Việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng còn nhiều bất cập và hạn chế
Theo nhận định của báo cáo này, điểm uy tín trên truyền thông của các công ty bảo hiểm trong giai đoạn nghiên cứu năm nay, bao gồm cả các công ty trong Top 5 nhìn chung thấp hơn nhiều so với năm trước, do việc các DN bảo hiểm còn chưa chủ động trong công tác truyền thông, độ đa dạng các chủ đề truyền thông còn thấp.
Trong khi đó, một số DN hàng đầu nhận nhiều điểm trừ từ thông tin bị khách hàng tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm, một phần đến từ phía nhân viên tư vấn bảo hiểm không giải thích kỹ lưỡng và không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trước khi ký hợp đồng. Nhưng qua đó có thể thấy việc giải quyết các thắc mắc của khách hàng khi xảy ra mâu thuẫn của các công ty bảo hiểm còn rất nhiều bất cập và hạn chế.
Do đó khuyến nghị để duy trì thương hiệu bảo hiểm uy tín, các công ty cần xây dựng quy trình giải quyết mâu thuẫn hợp tình hợp lý và nhanh chóng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, với các khách hàng tham gia bảo hiểm cần kiểm tra lại thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký và liên hệ ngay với công ty bảo hiểm khi có thay đổi bất thường trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng bởi theo phản hồi của khách hàng đang tham gia bảo hiểm, việc tư vấn để khách hàng hiểu đúng và đủ về hợp đồng bảo hiểm còn nhiều hạn chế.

Trong tương lai, nhân lực chính là điều cốt lõi mà các công ty bảo hiểm cũng cần lưu ý đầu tư đào tạo.  Nếu mở rộng kinh doanh tràn lan, tuyển dụng ồ ạt những nhân sự chưa thực sự am hiểu sản phẩm bảo hiểm vì điều này vô tình trở thành một mầm móng rủi ro về lâu dài bên cạnh phí bảo hiểm không phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam thay đổi thế nào khi đối tác nước ngoài đang “chen chân” vào?

Bảo hiểm là một ngành dịch vụ thị chúng với đà phát triển nhanh hơn trong những năm gần đây. Nhìn lại, thị phần các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với sản phẩm bảo nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.



Với vốn đầu tư từ quốc tế, thị trường bảo hiểm của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi đẩy mạnh câc dòng sản phẩm liên quốc gia, đáp ứng đúng nguyện vọng của khách hàng.
Các sản phẩm bảo hiểm ngày càng được hoàn thiện và đa dạng hóa. Số lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 100 sản phẩm năm 2009 lên 350 sản phẩm tính đến cuối 2016 và số lượng bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 200 sản phẩm năm 1999 lên hơn 1.000 sản phẩm cho đến nay.
Ngoài ra, các hình thức phân phối hiện đại đang dần được phát triển nhờ sự hỗ trợ về kinh nghiệm triển khai của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Theo nghiên cứu của Swiss Re, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có xu hướng mở rộng kênh phân phối trực tiếp (online, telesales…) trong khi thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn khai thác chủ yếu kênh trung gian đại lý.
Tại Việt Nam, Bancassurance lần đầu tiên khai trương vào 2001 với sự hợp tác giữa AIA và HSBC. Kênh online được hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn triển khai trong năm 2016.
Hơn nữa, sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ về tài chính, cụ thể việc tăng vốn giúp các công ty bảo hiểm nâng cao năng lực bảo hiểm và tăng tỷ lệ giữ lại.
Đồng thời, hỗ trợ về đào tạo nhân sự; đóng góp ý kiến xây dựng khung pháp lý và kỷ luật thị trường (market discipline) đặc biệt đối với việc vận hành sản phẩm mới và kênh phân phối hiện đại. Ngoài ra, sau này khi cơ quan quản lý bãi bỏ biểu phí chuẩn, tự do hóa thị trường, sự hỗ trợ từ các công ty nước ngoài trong việc định giá sản phẩm là vô cùng cần thiết.
Cuộc chiến thị phần
Theo thống kê của BVSC, thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.

Cơ cấu thị trường thay đổi thế nào khi có sự tham gia của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài? Theo BVSC, trong ngắn và trung hạn, cơ cấu thị trường dự báo không có quá nhiều thay đổi do doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nội duy nhất trên thị trường đã dần cải thiện về mặt thiết kế sản phẩm, định giá, phân phối cũng như khẳng định được thương hiệu đối với người dân. Việt Nam cũng chỉ mới mở cửa theo Mode 3 trong cam kết AEC 2020.

Về dài hạn, các các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với dòng bảo hiểm nhân thọ nội địa có khả năng mở rộng thị phần do sự phát triển của bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Bạn đã biết tin này hay chưa?

Tiêu chí chọn các công ty bảo hiểm đáng tin cậy?

Nếu bạn là khách hàng muốn chọn một trong các công ty bảo hiểm đáng tin cậy để kí hợp đồng thì bạn sẽ dựa vào các tiêu chí nào? Bài viết này giới thiệu ba tiêu chí được quan tâm nhất khi lựa chọn công ty bảo hiểm là tiềm lực tài chính, kinh nghiệp hay thời gian hoạt động và sự rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm. Yếu tố cuối cùng là vấn đề mức phí bảo hiểm có phù hợp hay không.


Tiêu chí mà khách hàng quan tâm nhất khi lựa chọn một trong các công ty bảo hiểm đã được công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) khảo sát. Họ quan tâm nhất khi lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của công ty bảo hiểm. Qua đó, ba tiêu chí được khách hàng quan tâm nhất gồm tiềm lực tài chính (chiếm 62,1% lựa chọn); kinh nghiệp hay thời gian hoạt động (61,7%) và sự rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm (55,2%). Dĩ nhiên, tiêu chí cuối cùng chính là mức phí bảo hiểm phải chăng.


Theo đánh giá của Vietnam Report, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam còn khá yếu trong công tác truyền thông năm 2016. Các công ty này chưa chủ động trong công tác truyền thông, độ đa dạng các chủ đề truyền thông còn thấp.
Một số doanh nghiệp hàng đầu nhận nhiều “điểm trừ” từ thông tin bị khách hàng tố cáo liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm. Một phần nguyên nhân từ phía nhân viên tư vấn bảo hiểm không giải thích kỹ lưỡng và không thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trước khi ký kết hợp đồng. Nhưng qua đó có thể thấy việc giải quyết thắc mắc của khách hàng khi xảy ra mâu thuẫn của các công ty bảo hiểm còn rất nhiều bất cập và hạn chế.
Mặc dù công tác truyền thông chưa có được một chiến lược chủ động và dài hạn, một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì được mức độ uy tín cao nhờ vào kết quả kinh doanh tích cực và theo đánh giá khảo sát của Vietnam Report.

Vietnam Report cũng đưa ra khuyến nghị, để duy trì thương hiệu bảo hiểm uy tín, các công ty cần xây dựng quy trình giải quyết mâu thuẫn hợp tình hợp lý và nhanh chóng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Nếu bạn lựa chọn tin tưởng để kí vào hợp đồng bảo hiểm thì bạn cũng cần kiểm tra lại thông tin cá nhân, tìm hiểu kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng trước khi đặt bút ký và liên hệ ngay với các công ty bảo hiểm khi có thay đổi bất thường trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Bạn biết gì về Du lịch trực tuyến?

Du lịch đang trở thành một xu thế hưởng thụ cuộc sống. Có người ưa thích du lịch tận hưởng dịch vụ đẳng cấp, có người yêu thích sự trải nghiệm với chi phí tiết kiệm, còn bạn thì sao? Du lịch trực tuyến đang được các công ty bảo hiểm tập trung phát triển với thị trường tiềm năng lớn tại Việt Nam cho các hình thức du lịch trong và ngoài nước. Đây chính là kết quả của sự phát triển từ thương mại điện tử hóa.


Được biết, các công ty bảo hiểm đã và đang “follow” ngày Du lịch trực tuyến (Online tourism day) 2017 sẽ được Tổng cục Du lịch (TCDL) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tổ chức vào tháng 7 năm nay, tại TP. Hồ Chí Minh để có thể hỗ trợ khách hàng cũng như “trưng bày” thành quả của các doanh nghiệp khi cho ra mắt sản phẩm di lịch trực tuyến của họ trên thị trường trong nước.
Sự kiện này được tổ chức nhằm thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tới du lịch trực tuyến, qua đó thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo hiểm, điểm đến, hàng không...
Ngày Du lịch trực tuyến 2017 sẽ tập trung vào 4 chủ đề chính: Du lịch trực tuyến - xu hướng không thể đảo ngược; đại lý du lịch trực tuyến - ai mạnh hơn ai?; du lịch trực tuyến - khởi đầu từ doanh nghiệp; phát triển du lịch trong thời đại số.
Tại sự kiện này, các chuyên gia, diễn giả sẽ trao đổi xoay quanh 4 chủ đề trên, trong đó đề cập đến những nội dung: Xu hướng phát triển tất yếu của du lịch trực tuyến, cùng những nội dung liên quan đến chính sách, pháp luật, cạnh tranh mà các bên liên quan cần nhận thức rõ; những tác động của công nghệ tới kinh doanh du lịch; hoạt động kinh doanh của các đại lý du lịch trực tuyến trong nước và quốc tế; tầm quan trọng của việc triển khai công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại mỗi đơn vị kinh doanh du lịch…
Ngày Du lịch trực tuyến 2017 sẽ là một diễn đàn hữu ích dành cho các khách sạn, công ty lữ hành, nhà hàng, điểm đến, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí, vận chuyển khách du lịch, thanh toán, bảo hiểm... gặp gỡ, trao đổi về kinh doanh du lịch trực tuyến.
Đồng thời, đây cũng là dịp để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xúc tiến, nghiên cứu và đào tạo về du lịch và thương mại điện tử nắm bắt thực tiễn và xu hướng phát triển du lịch trực tuyến trong giai đoạn tới.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Tổng cục trưởng TCDL cho biết: “Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trong báo cáo Các xu hướng du lịch châu Á năm 2016 cho thấy, du lịch ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng ở mức cao nhất trên thế giới. Những yếu tố về dân số, thu nhập, công nghệ di động và mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến du lịch ở khu vực này.
Tuy nhiên, khan hiếm nguồn nhân lực là một trở ngại lớn tới sự tăng trưởng trong giai đoạn tới, và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này".
Ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2016 tăng 13,8% và đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á  -Thái Bình Dương và châu Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm nhưng năm 2017, châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu (sớm hơn 1 năm so với dự báo trước đó). Sự tăng nhanh chóng của du lịch trực tuyến ở Trung Quốc là động lực chính cho sự thay đổi này.

Quy mô của các dự án du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á được các công ty bảo hiểm cập nhật sẽ đạt đến con số hơn 20 tỷ đô la Mỹ trong năm nay. Dự đoán, năm 2015 con số thu vào sẽ đến 90 tỷ đô la Mỹ. Google cũng là ông lớn đưa ra nhận định này cho thị trường du lịch trong tương lai.

Phát triển du lịch y tế, bảo hiểm cần đón đầu xu hướng!

Theo báo cáo của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam,  các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã và đang khiến cho 14 triệu dân phải tập trung chú ý đến vì những phúc lợi từ đó. Thực tế, nguồn thu nhập cho các dịch vụ y tế xuyên quốc gia theo dạng bảo hiểm du lịch đạt đến hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi năm. Riêng với Việt Nam, hình thức này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được ưa chuộng nhiều dù tiềm năng thấy rõ.


Xu hướng này đươc các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đón đầu như thế nào? Theo tổng quan, bảo hiểm du lịch hoặc du lịch y tế đang phát triển mạnh trên toàn thế gới kết hợp với các tour du lịch hoặc địa điểm chăm sóc xức khỏe quốc tế đặt tại các nước.
Theo thông tin từ internet (in-tơ-nét), dịch vụ này xuất hiện từ hàng nghìn năm trước, khi những người hành hương Hy Lạp đi từ Địa Trung Hải đến Epidauria (E-pi-đô-ria) - thuộc vịnh Saronic (Xa-rô-ních), vùng đất vốn được coi là nơi thờ thần chữa bệnh Asklepios (Ác-lê-pi-ốt). Từ đó, Epidauria trở thành điểm du lịch chăm sóc sức khỏe đầu tiên trên thế giới. Hình thức sơ khai, đơn giản nhất của loại hình dịch vụ này được biết đến là việc người bệnh đến các suối nước khoáng để nghỉ ngơi, tắm và hồi phục sức khỏe, vì họ quan niệm nước khoáng có tác dụng chữa một số bệnh. Như vậy, có thể hiểu du lịch y tế là hình thức khách du lịch đến một vùng khác kết hợp tham quan với sử dụng các dịch vụ điều trị y khoa, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng.
Đến nay, khái niệm du lịch y tế đã dần được mở rộng, đa dạng hơn, bao gồm cả mục đích nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh (phẫu thuật hoặc không phẫu thuật). Hiện nay các quốc gia được nhiều người tin tưởng và quyết định lựa chọn để trải nghiệm dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe có thể kể đến là: Ấn Độ, Cu-ba, Thái-lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Cô-lôm-bi-a,... Dịch vụ điều trị y khoa và chăm sóc sức khỏe thường được tìm đến bao gồm: điều trị ung thư, phẫu thuật cấy ghép xương khớp, phẫu thuật thần kinh, cấy ghép các cơ quan nội tạng, nhất là phẫu thuật thẩm mỹ...
Theo số liệu của Deloitte - hãng kiểm toán danh tiếng trên thế giới, ngành du lịch y tế trên toàn cầu hiện có trị giá không dưới 60 tỷ USD. Cũng theo hãng này, thời gian qua tại khu vực châu Á, doanh thu của lĩnh vực du lịch y tế rất khả quan, với mức tăng trưởng 20 đến 30%/năm. Năm 2017, được dự báo có sự thay đổi ở xu hướng du lịch, theo đó du khách không còn chuộng hình thức du lịch hưởng thụ theo kiểu “ăn no, ngủ kỹ” nữa, mà thay vào đó là du lịch kết hợp điều trị bệnh, hoặc sử dụng một dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng.
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường TMR (Mỹ), năm 2019, thị trường du lịch y tế thế giới sẽ tăng đến 32,5 tỷ USD (gấp hơn ba lần năm 2015). Sở dĩ có sự dịch chuyển này bởi các lợi ích thiết thực mà khách du lịch có được, như đến một nơi khác sử dụng dịch vụ chăm sóc về y tế không chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan, du lịch, trải nghiệm văn hóa tại một vùng đất mới mà còn kết hợp khám, chữa bệnh, nghỉ dưỡng với thời gian nhanh, thuận tiện, chi phí rẻ hơn tại nơi họ sống. Tại nhiều quốc gia, nhất là phương Tây, nếu không có bảo hiểm y tế, người dân sẽ rất khó khăn khi phải điều trị y khoa, ngay cả khi có bảo hiểm, các chi phí vẫn cao hơn rất nhiều so với một dịch vụ tương tự tại một số quốc gia châu Á. Vì thế lựa chọn tối ưu với những người không có bảo hiểm ở các quốc gia này là ra nước ngoài du lịch kết hợp thực hiện một thủ thuật hay một phẫu thuật y khoa đắt tiền nào đó.
Đáp ứng nhu cầu này, tại quốc gia được chọn làm điểm đến của khách du lịch chữa bệnh, thời gian để thực hiện một dịch vụ y khoa theo yêu cầu thường nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu tức thời của người bệnh. Thí dụ, thời gian chờ đợi để thay khớp háng ở Anh có thể là một năm hoặc là lâu hơn, nhưng ở Ấn Độ, Thái-lan hay Ma-lai-xi-a, thủ thuật này thường được thực hiện ngay, người bệnh không mất thời gian chờ đợi và giá lại rẻ. Song chi phí rẻ không đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ thấp, mà luôn được bảo đảm với những trang, thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và chuyên gia đầu ngành, được đào tạo cấp quốc tế. Điều này giúp lý giải mức độ tăng trưởng mạnh mẽ của “ngành công nghiệp không khói” này.
Những năm qua, việc phát triển du lịch y tế cho thấy tiềm năng cũng như lợi ích kinh tế mang lại cho các quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lại xuất hiện một nghịch lý là dù mỗi năm thu về một tỷ USD từ người nước ngoài đến chữa bệnh, nhưng lại tiêu tốn hai tỷ USD cho khoảng 50 nghìn người Việt Nam ra nước ngoài tìm kiếm các dịch vụ y tế! Qua khảo sát thì những lý do chính khiến người Việt Nam lựa chọn một dịch vụ y tế ở nước ngoài vì họ tin tưởng vào tay nghề, y đức của bác sĩ, trang, thiết bị y tế hiện đại, trình độ y học tiên tiến, nhất là dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, người bệnh được phục vụ tốt với thái độ chăm sóc nhiệt tình, chu đáo, được hưởng những dịch vụ y tế hàng đầu.
Có thể nói đây là sự lãng phí rất lớn với nguồn lực trong nước, bởi hiện nay, các dịch vụ y tế trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, cũng như của khách quốc tế. Thực tế đang có không ít người nước ngoài đến Việt Nam để chữa bệnh, tập trung phần lớn tại các bệnh viện lớn ở TP Hồ Chí Minh như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện FV... Thống kê trong một năm, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho gần 1.200 lượt người bệnh người nước ngoài, trong đó có nhiều người bệnh đến từ các nước có nền y học phát triển như: Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Tại Bệnh viện Đại học Y dược, mỗi năm khoảng 1.000 người bệnh đến từ các nước châu Âu, Mỹ,... và khoảng 18 nghìn người bệnh đến từ Cam-pu-chia. Tương tự, mỗi năm Bệnh viện FV đón hơn 20 nghìn người bệnh đến từ Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Mỹ, châu Phi... Việt Nam cũng được biết đến với hai thế mạnh: chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho tỷ lệ thành công cao, dịch vụ thẩm mỹ và nha khoa chất lượng cao, giá rẻ.
Theo PGS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Y tế, hiện nay thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đang thu hút nhiều người nước ngoài bị hiếm muộn, nhất là các cặp vợ chồng đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Nga, vì tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở Hà Nội là 50 đến 60%, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) khoảng 65%, với chi phí khoảng 100 triệu đồng (trong khi ở nước ngoài mỗi ca như vậy có giá từ 15 nghìn USD đến 30 nghìn USD). Đáng chú ý, về đông y, thế giới đã công nhận Viện Châm cứu Trung ương của Việt Nam có khả năng chữa khỏi 53 bệnh lý với giá cả dịch vụ y tế thấp.
Trên thế giới, có 135 quốc gia áp dụng phương pháp châm cứu vào việc điều trị cho người bệnh, Việt Nam là nước đứng thứ hai trong số năm quốc gia đạt được thành tựu cao nhất trong lĩnh vực châm cứu, và đã có các tour (chuyến du lịch) khám, chữa bệnh bằng châm cứu, luyện khí công... Chưa kể, với những ưu đãi về tự nhiên ở Việt Nam như: nhiều suối nước nóng, nước khoáng, các tiểu khu khí hậu đặc biệt như Tam Đảo, Kim Bôi, Bà Nà, Đà Lạt, Sa Pa,... rất thích hợp cho du lịch chăm sóc sức khỏe. Chắc chắn đó là một lý do quan trọng để các khu nghỉ dưỡng tiện nghi với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao đã và đang hình thành ngày càng nhiều tại các điểm du lịch có đông du khách nước ngoài.
Dù có nhiều lợi thế về thiên nhiên, khí hậu nhưng du lịch y tế ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy hết tiềm năng sẵn có, và chưa sánh tầm với các nước trong khu vực như Thái-lan hoặc Phi-li-pin. Nguyên nhân có nhiều, trong đó không thể không nói đến việc đầu tư cho dịch vụ nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh còn khá manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đầu tư dài hạn để hấp dẫn khách du lịch, cũng như chưa khai thác hết các tiềm năng. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các địa phương, cơ quan y tế, các cơ sở có điều kiện phát triển du lịch y tế với các hãng du lịch lữ hành còn thiếu đồng bộ và về cơ bản, cho đến nay ngành du lịch chưa có động thái xúc tiến, chưa có kế hoạch phát triển du lịch y tế như một khu vực đặc biệt của du lịch nói chung.
Một trong những điểm yếu của du lịch y tế ở Việt Nam hiện nay là còn quá ít thông tin về các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh, còn ít hãng du lịch lữ hành tổ chức các tour kết hợp chăm sóc sức khỏe. Về lâu dài, muốn phát triển du lịch y tế, trước hết, cần sớm xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình phát triển trong sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan. Từ đó xác định chiến lược cụ thể nhằm phát triển du lịch y tế bao gồm cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này, tăng cường đầu tư trang, thiết bị y tế hiện đại, cập nhật kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia y khoa và đội ngũ y, bác sĩ cũng như thái độ phục vụ của nhân viên...
Các công ty bảo hiểm tại Việt Nam nên nhìn nhận lại mối lien kết đáng xây dựng giữa các hãng du lịch lữ hàng kết hợp cùng các cơ quan y tế quốc gia và quốc tế. Việc này vừa đảm bảo sức khỏe khách hàng vừa tạo ra một chuyến du lịch an toàn đúng tiêu chí với mức giá tối ưu nhất. Các phương thức tiếp cận cũng nên được quảng bá để khách hàng có thể dễ dàng lien hệ mua sản phẩm qua các kênh mạng xã hội trực tuyến. Chất lượng tour du lịch sẽ ngày càng được nâng cao hơn, người dân tin tưởng hơn.

Người trẻ chính là khách hàng mục tiêu tương lai của ngành Bảo hiểm!

Bên cạnh vấn đề về phí bảo hiểm, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng có một số kháo sát về đối tượng tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay. Được biết, giới trẻ đang có xu hướng “bỏ qua” bảo hiểm với nhiều lý do đáng phân tích để mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu trong ngành.
Bảo hiểm là chuyện của ông bà, cha mẹ
Giới  trẻ Việt Nam ngoài lí do phí bảo hiểm, họ không chọn mua bảo hiểm là vì quan niệm bảo hiểm là dành cho bậc ông bà cha mẹ để đảm bảo hưu trí khi về già. Họ vẫn còn trẻ khỏe, đi làm đi học hăng say thì việc gì phải mua bảo hiểm?
Ngoài ra, mua bảo hiểm vì người lớn tuổi trong gia đình cũng là một loại trách nhiệm họ muốn chứng tỏ.
 “Nhiều bạn trẻ cũng chia sẻ rằng, đối với họ, bảo hiểm nhân thọ thường là bạn đồng hành với thế hệ ông bà, cha mẹ”, Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, một chuyên gia trong ngành cho biết, khi chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích bảo hiểm, chúng ta có thể sẵn sàng chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một chiếc điện thoại thông minh hay mạnh dạn “vung tay” cho nhiều thú vui khác. Tuy nhiên, trong kế hoạch tài chính cho tương lai lại chưa bao giờ xuất hiện từ “bảo hiểm”.
“Tại các quốc gia phát triển, sau khi đi làm, người dân thường có thói quen quan tâm đến việc đảm bảo cho tương lai và thậm chí tham gia sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Do đó, bảo hiểm là sản phẩm thông dụng.
Tại Việt Nam, việc thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm cần một sự đầu tư dài hạn. Trong đó, nhiệm vụ của các công ty bảo hiểm là đưa ra thị trường những sản phẩm đơn giản, dễ hiểu với kênh phân phối chuyên nghiệp và dịch vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên nhằm thay đổi cảm nhận của mọi người về bảo hiểm”, vị chuyên gia trên nói.
Mở rộng đối tượng khách hàng
Các doanh nghiệp bảo hiểm đang triển khai những khảo sát tìm hiểu nhu cầu và nâng cao nhận thức về bảo hiểm dành cho khách hàng trẻ.
“Chúng tôi đưa ra những chương trình giáo dục cụ thể, gần gũi để giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của bảo hiểm nhân thọ, giúp khách hàng khám phá và thấu hiểu nhu cầu cần thiết của mình; đặc biệt gia tăng những cơ hội tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhà bảo hiểm qua các phương thức hiện đại như Facebook, E-commerce, Pop-up store…”. Để tiếp cận khách hàng trẻ, các doanh nghiệp bảo hiểm có sự thay đổi trong việc thực hiện chiến lược marketing, thiết kế sản phẩm. Cụ thể, bên cạnh việc xây dựng sản phẩm theo xu hướng kết hợp bảo vệ và kế hoạch tài chính tùy theo chặng đường của từng đời người, với các nhu cầu khác nhau như kế hoạch bảo vệ, kế hoạch giáo dục, chăm sóc sức khỏe, chi phí chữa bệnh, tính lũy đầu tư hay nghỉ ngơi khi về già…, nhiều doanh nghiệp tung ra những gói sản phẩm dành cho những cặp sắp kết hôn hay mới cưới…
Ngoài sản phẩm thì công nghệ số cũng là cánh tay đắc lực giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tiến gần hơn với khách hàng trẻ.
“Vận dụng công nghệ số, khách hàng sẽ hiểu rõ sản phẩm mình đang mua. Trong thời gian sắp tới, khi mọi thứ đã đi vào ổn định, chúng tôi sẽ tích hợp cả quy trình bồi thường bảo hiểm lên hệ thống điện tử, khách hàng có thể thao tác trên hệ thống này thay vì đến công ty. Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đang phát triển nhanh nên kênh này trong tương lai sẽ rất thích hợp cho hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm ”, một CEo chia sẻ.
Tất nhiên, không chỉ là giới trẻ mà bất cứ ai chưa tiếp cận bảo hiểm cũng sẽ là đối tượng khách hàng cần được quan tâm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
“Chúng tôi không chỉ tập trung vào giới trẻ mà còn nhắm đến đối tượng khách hàng chưa tiếp cận bảo hiểm. Thực tế, trong suốt thời gian hoạt động tại nhiều quốc gia, chúng tôi đã tác động đến khá nhiều những khách hàng ban đầu chưa từng quan tâm đến bảo hiểm, nhưng sau đó đã tìm hiểu và mua cho mình sản phẩm phù hợp. Do đó, quan trọng nhất là cung cấp sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng”, đại diện một công ty bảo hiểm chia sẻ.

Nhìn lại,với chi  phí bảo hiểm hợp lí và phục bụ đúng nhu cầu của khách hàng trẻ với những phương thức tiếp cận thông qua các diễn đàn xã hội, có lẽ, bảo hiểm Việt Nam sẽ mau được đón nhận hơn. Bạn nghĩ thế nào?

Bất cứ điểm kinh doanh nào cũng nên mua bảo hiểm cháy nổ!

Picture
Các công ty bảo hiểm: Chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, chung cư, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà đều là những địa điểm cần thiết đăng ký mua bảo hiểm cháy nổ. Theo luật, điểm kinh doanh với diện tích 200m2 trở lên đều phải mua bảo hiểm. Bạn có biết hay chưa?
Các công ty bảo hiểm: Theo Thông tư 214/2013/TTLT-BTC-BCA, Nghị định 35/2003 và Nghị định 46/2012/NĐ-CP, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ. Nếu không mua, đây có thể là một theiecj hại lớn nếu rủi ro xảy ra mà không có bất kì giải phá hỗ trợ linh động nào trong tương lai.
- Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
- Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.
- Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Nhà ở tập thể, nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.
- Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trongnhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên.
- Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấptỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2.
- Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.
- Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.
- Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.
- Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên.
- Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
- Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;
+ Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên;
+ Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;
+ Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ô xy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên...
- Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài trên 2.000 m; hầm đường bộ có chiều dài từ 600m trở lên; hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; các công trình ngầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên".
Các công ty bảo hiểm: Đừng nghĩ bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền đáng tiếc để đầu tư cho bảo hiểm cháy nổ. Hãy sẵn sàng mọi giải pháp phòng ngừa cho những rủi ro không thể nào biết trước trong tương lai các bạn nhé!

Càng mưa, càng phải cẩn thận an toàn cháy nổ ở khu vực dân cư cao!

Picture
Các công ty bảo hiểm: Tôi là một người đang sống và làm việc tại TP.HCM. Hiện tại, cả thành phố đã và đang vào mùa mưa. Đất nước chúng ta cũng chỉ có 2 mùa mưa nắng mà thôi nhưng  bạn có biết rằng trời càng mưa, ta phải càng cẩn thận phòng ngừa cháy nổ hay không?"Tháng 4 đến tháng 10 là thời điểm mưa to, gió lớn ở TP HCM. Lâu nay, mọi người nghĩ mưa xuống là không xảy ra cháy, nổ. Thế nhưng, thực tế cho thấy đây là mùa của sự cố liên quan đến lửa" - đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tham mưu Cảnh sát PCCC TP HCM, cho biết.
Thường xảy ra vào lúc nửa đêm
Các công ty bảo hiểm: Thực tự, bảng thống kê số liệu các vụ cháy nổ tại TP.HCM rất cao từ khi vào mùa mưa. Đặc biết, các vụ nổ thường tập trung theo tháng tháng thuộc năm 2015, 2016. Đồ thị hiển thị vào các tháng mùa mưa, số vụ cháy tăng so với mùa khô.
 Năm nay, tính từ ngày 1-4 đến 21-5, đã có 158 vụ tai nạn, sự cố liên quan đến sự cố cháy, nổ. Trong đó, sự cố chập điện lên đến 60 vụ, đun nấu gây cháy 42 vụ.
Sở dĩ có sự ngược đời như vậy, theo vị trưởng Phòng Tham mưu Cảnh sát PCCC TP HCM, là để gây cháy phải có 3 yếu tố chính gồm: mồi lửa, chất gây cháy và ôxy. Ở mùa khô, hay còn gọi là mùa nóng, các khấu kiện như tường nhà, vật dụng được đun nóng bởi mặt trời sáng đêm khi chỉ cần mồi lửa là cháy và rất to nhưng số vụ ít; Còn ở mùa mưa, số vụ nhiều hơn vì mưa đổ xuống gây chập điện.
"Một điều nguy hiểm phải lưu ý là các vụ chập điện gây cháy, nổ thường xảy ra vào lúc nửa đêm. Nguyên nhân là bởi mưa đổ xuống chiều, tối và sau đó hơi ẩm bốc lên bám vào dây điện, thiết bị điện gây ra sự cố. Lúc ngủ say mà gặp phải cháy hay ngạt khói thì dễ dẫn đến tử vong" - đại tá Nhật lưu ý.
Cũng theo ông Nhật, mùa mưa cũng thường gây ra cháy, nổ ở các kho hóa chất bởi nước là chất xúc tác, phản ứng hóa học với một số hóa chất trong sinh hoạt. Điển hình, ngày 6-8-2016 đã xảy ra vụ nổ hóa chất tại cửa hàng Minh Trường, bên hông chợ Kim Biên, phường 13, quận 5 khiến 5 người bị thương. Vì vậy, Cảnh sát PCCC đang tăng cường bố trí một lực lượng chữa cháy tại chỗ quanh chợ Kim Biên để nhanh chóng xử lý nếu xảy ra sự cố.
Ý thức người dân còn kém
Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP HCM, cho biết ý thức người dân trong công tác bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa còn kém.
Điển hình, nhiều người thường xuyên để thiết bị điện sinh nhiệt gần vật dễ cháy, không tắt điện sau khi sử dụng xong hoặc khi ra khỏi nhà…; hệ thống điện trong nhà phần lớn không được thiết kế, lắp đặt, nghiệm thu đúng quy định, đấu nối không đúng quy định, không có thiết bị bảo vệ; không thường xuyên bảo trì, kiểm tra, thay thế các thiết bị xuống cấp. "Nếu ghi nhận thực tế sẽ bắt gặp rất nhiều dây điện chằng chịt, câu móc cẩu thả" - ông Bửu lo ngại.
Làm sao để ngăn chặn tình trạng cháy, nổ trong mùa mưa? Đại tá Lê Tấn Bửu nhìn nhận phần lớn là ý thức của người dân; lực lượng Cảnh sát PCCC chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, nhắc nhở và phổ biến những hậu quả nghiêm trọng có khả năng xảy ra.
"Mới đây, ngày 27-5, trong lúc đang mưa, người dân phát hiện lửa cháy từ một căn nhà trong hẻm 511 Trường Chinh, đối diện chợ Võ Thành Trang, quận Tân Bình và nhanh chóng dùng bình chữa cháy mini để giải cứu cụ bà 80 tuổi. Do xảy ra ban ngày nên hậu quả không đáng tiếc, nếu diễn ra vào nửa đêm thì chắc chắn hậu quả sẽ rất nghiêm trọng" - Giám đốc Cảnh sát PCCC TP đánh giá.
Các công ty bảo hiểm: Nói đến đây, chúng ta cần suy ngẫm lại một đầu mối vấn đề. Đó chính là con người. Khi chúng ta có ý thức trong mọi hành động, kiểm tra chặt chẽ mỗi ngày, tiết kiệm điện nước đúng lúc thì nguy cơ cháy nổ sẽ giảm đang kể.

Một phút lơ là, chịu thảm họa cháy nổ!

Picture
Bảo hiểm Việt Nam: Bạn có biết về vụ hỏa hoạn tại tháp Grenfell tại thủ đô London của nước Anh với 24 tầng cháy rụi?  Các tòa nhà dù có xây to, xây cao bao nhiêu vẫn phải đảm bảo được an toàn phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là khi chúng nằm trong khu dân cư.

Hàng loạt dự án vi phạm

Bảo hiểm Việt Nam: Tòa nhà Grenfell 24 tầng sau cơn hỏa hoạn để lại một đống tro tàn cùng với hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến hàng chục người thương vong. Lí do của cơn hỏa hạn lớn này là ở chủ đầu tư vì họ bị chỉ trích về sự tắc trách trong quá trình xây dựng tòa nhà.

Không chỉ xây dựng duy nhất một lối thoát hiểm, mà vài ngày trước khi hỏa hoạn xảy ra, theo tờ The Independent dẫn tài liệu về kế hoạch tân trang tòa nhà của chủ đầu tư cho thấy, đơn vị đã đề xuất giải pháp tấm che thay vì vật liệu khác để tân trang tòa nhà Grenfell, giúp nó trông sáng sủa hơn mà lại không quá tốn kém. Chính điều này đã góp phần khiến ngọn lửa lan rộng.

Điều đáng nói hơn cả,trước đó chỉ mấy tháng, nhóm hành động vì Grenfell (GAG) - một nhóm các cư dân sống tại Grenfell - đã từng đưa ra cảnh báo một lối thoát hiểm như vậy là quá nguy hiểm và sẽ thành thảm họa nếu có cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, những cảnh báo này đã bị chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà phớt lờ.

Câu chuyện xứ người, nhưng vô cùng gần gũi với tình hình tại Việt Nam, đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội. Chỉ cần nhìn báo cáo kết luận mới đây do Đoàn Thanh tra liên ngành của Hà Nội thực hiện gửi UBND TP. Hà Nội (chỉ ít ngày sau khi xảy ra Grenfell) có thể thấy tình trạng đáng lo ngại ra sao.
Kết quả cho biết, trong số 50 dự án được lựa chọn ngẫu nhiên để thanh tra, có 38 dự án sai phạm về quy hoạch, xây dựng như xây dựng vượt số tầng, thông tầng, vượt diện tích xây dựng, diện tích sàn xây dựng so với quy hoạch, thiết kế được duyệt hoặc giấy phép xây dựng, sử dụng sai công năng một số tầng trong toà nhà chung cư, thay đổi cơ cấu căn hộ, chưa hoàn thiện hồ sơ về quy hoạch, xây dựng… Trong đó, có 15 dự án sai phạm về xây dựng, quy hoạch ảnh hưởng tới an toàn phòng cháy chữa cháy.

Lời cảnh tỉnh của “bà hỏa” đối với các tòa nhà chung cư

Bên cạnh đó, nhiều dự án chưa thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy hoặc còn vướng mắc về nộp Tiền sử dụng đất, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Một số chủ đầu tư được nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng đã tự ý chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư thứ cấp không đúng quy định.
Chủ đầu tư hãy đặt lợi ích cư dân lên hàng đầu

Theo chia sẻ của ông Hồ Hồng Hà, Tổng giám đốc Long Giang Land, đơn vị đang triển khai dự án Rivera Park tại Hà Nội, có thực tế, hỏa hoạn không loại trừ bất cứ công trình nào, nhưng chắc chắn các dự án chung cư cao tầng nếu không may xảy ra cháy nổ, thì việc chữa cháy là rất khó khăn và hậu quả có thể rất bi thảm. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ giảm bớt nếu chủ đầu tư chú trọng tới công tác thiết kế và chất liệu xây dựng.

Bảo hiểm Việt Nam: Một trong những giải pháp phòng chống cháy nổ, hỏa  hoạn là sự đảm bảo của các nhà đầu tư xây dựng. Họ phải là đơn vị trực tiếp quan sát khắt khe về chuẩn hệ thống phòng cháy chữa cháy, lối thoát hiểm, thang máy khẩn cấp, tập “trận” cứu cháy nổ, lựa chọn vật liệu có thể chống cháy. Điều quan trọng hơn nữa la phải kiểm tra cháy nổ hàng ngày đối vói đường dây điện, đèn trong tòa nhà.