Sức ép từ suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng rơi vào cảnh khốn đốn. Trong tình hình này sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày một tăng cao và một trong những lĩnh vực tiêu biểu chính là cạnh tranh trong thị trường bán bảo hiểm xe máy.
Thị trường bán bảo hiểm xe máy bát nháo
|
Vượt rào bán bảo hiểm xe máy để cạnh tranh
Hàng loạt lời mời chào quảng cáo hấp dẫn từ các doanh ngiệp bảo hiểm trong giai đoạn cuối năm 2012, đầu năm 2013 đã được tung ra với mục đích gia tăng doanh thu bán bảo hiểm xe máy. Các doanh nghiệp chạy quảng cáo chủ yếu trên các website mua hàng theo nhóm hoặc mạng xã hội.
Điều đáng ngạc nhiên là công ty nhỏ lẻ không phải là người rao bán bảo hiểm xe máy mà đại lý, cộng tác viên của các doanh nghiệp bảo hiểm lớn mới là người đứng sau cuộc đua này.
Ngoài chạy quảng cáo trên mạng, giờ giải lao trong các giảng đường đại học, giờ nghỉ tại các công sở, cơ quan cũng là thời điểm lý tưởng cho việc tiếp thị bán bảo hiểm xe máy. Loại hình bảo hiểm xe máy được rao bán ở đây là bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà có giá quy định 66.000 đồng cho thời hạn 1 năm.
Việc làm đại lý bán bảo hiểm xe máy cũng không có gì phức tạp khi dụng cụ cần thiết là một chỗ dựng băng rông bảo hiểm để có thể mời chào khách mua bảo hiểm dọc đường. Đó là chưa kể hiện nay những đại lý bán bảo hiểm xe máy dọc đường còn bán kèm theo khẩu trang y tế. Như nấm sau mưa, người bán bảo hiểm kiểu này ngồi dọc những con đường đông người qua lại ở Hà Nội và TP.HCM. Vấn đề chính đáng lưu tâm là người mua bảo hiểm xe máy chỉ mong đối phó với sự kiểm tra của cảnh sát giao thông chứ không nghĩ đến việc nhận bồi thường khi có tai nạn. Nhiều người thì tỏ ra hoài nghi các đại lý bảo hiểm dọc đường đã làm giả giấy chứng nhận để có thể bán với giá rẻ và tràn lan như vậy.
Cạnh tranh bán bảo hiểm xe máy và hệ lụy
Bất chấp mọi nỗ lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc bán bảo hiểm xe máy, thị trường này vẫn còn nhiều chông gai và chưa đem lại nhiều trái ngọt tương xứng. Điều đáng lưu ý hàng đầu là chi phí để triển khai bán bảo hiểm xe máy tiêu tốn không ít tiền của các doanh nghiệp. Với mỗi giấy chứng nhận bảo hiểm, các đại lý bán bảo hiểm xe máy nhận được 60 – 65%. Những chi phí phụ đi kèm theo cũng tốn không ít tiền như chi phí kèm theo như chi phí in ấn chỉ, chi phí marketing, chi phí bồi thường,… Thậm chí, cán bộ của một công ty bảo hiểm cho hay việc hòa vốn khi bán bảo hiểm xe máy đã là tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét