Khác với kỳ vọng của những người làm luật, việc tăng phí bảo hiểm và tăng lương từ đầu năm 2016 đã đem lại không ít lo lắng cho người lao động vì những bất cập đi kèm theo sự điều chỉnh này. Nếu ở bài trước chúng ta đã đề cập đến việc tăng lương dẫn đến tăng giá cả thì ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điều khiến người lao động băn khoăn khi tăng phí bảo hiểm xã hội.
2. Bất cập khi đóng phí bảo hiểm xã hội
Bên cạnh việc tăng lương, phí bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng từ ngày 1/1/2016. Thay vì dựa vào bảng lương, phí bảo hiểm xã hội sẽ được tính trên lương và phụ cấp trong hợp đồng. Việc tăng phí bảo hiểm xã hội là tất yếu một khi lương tối thiểu đã được điều chỉnh. Việc làm này vốn dĩ nhắm đến lợi ích lâu dài của người lao động khi họ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi từ chính sách của Nhà nước khi tăng phí bảo hiểm xã hội.
Theo tính toán của một công nhân công ty may thì với việc tăng phí bảo hiểm xã hội, mỗi tháng chị phải đóng số tiền là 500.000 đồng thay vì 250.000 đồng như trước đây. Số tiền này được tính dựa trên mức tiền lương căn bản hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Người công nhân này cũng tỏ ra lo lắng khi quyết định tăng phí bảo hiểm xã hội sẽ dẫn đến việc cắt giảm các khoản phụ cấp như xăng xe, tiền ăn trưa.
Dù nhận thức được lợi ích lâu dài của việc đóng phí bảo hiểm xã hội nhưng không chỉ phí bảo hiểm tăng, các chế độ trợ cấp khác chắc chắn cũng sẽ tăng như tai nạn, ốm đau, thất nghiệp và chế độ thai sản. Trong khi, vài chục nghìn mỗi tháng cũng là một vấn đề với nhiều công nhân thì việc tăng lương và tăng phí bảo hiểm xã hội khiến cho thu nhập mỗi tháng của người lao động không còn được là bao.
Một lo lắng khác từ việc tăng phí bảo hiểm xã hội là liệu các doanh nghiệp có chịu chi trả hay không khi người lao động chỉ đóng 1 phần còn doanh chịu phải chịu gấp đôi. Đó là chưa kể đến trường hợp doanh nghiệp không thể tiếp tục đóng hoặc nợ phí bảo hiểm thì coi như là mất trắng số tiền đã đóng trước đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét