Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời là để mang đến một thị trường chung cho 10 nền kinh tế trong khu vực. Điều này mang lại nhiều cơ hội cho nhiều thị trường trong đó có thị trường bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và được tham gia vào thị trường khu vực nhiều hơn.
Thị trường bảo hiểm và tiềm năng phát triển trong AEC (Phần 1)
|
Thị phần bảo hiểm lớn
Các nước ASEAn có tổng GDP đạt 2.600 tỷ USD với tốc độ tăng trường mỗi năm trên 5%. Cùng với dân số trên 625 triệu người, AEC được nhìn nhận là có tiềm năng lớn trong lĩnh vực bảo hiểm.
Công ty Milliman – công ty đa quốc gia chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn bao gồm lĩnh vực bảo hiểm, đưa ra một báo cáo về tỷ lê tham gia bảo hiểm nhân thọ trong thị trường ASEAN. Con số này thấp hơn so với các quốc gia đang phát triển.
Lấy năm 2013 làm ví dụ, Singapore được coi là nước phát triển nhất về bảo hiểm trong khu vực nhưng tỷ lệ doanh thu phí cũng chỉ đạt 4,8% GDP. Con số này thấp hơn rất nhiều nếu so với Hong Kong (12,1%) hay Nhật Bản (8%).
Tỷ lệ doanh thu phí của hầu hết các quốc gia còn lại trong ASEAN cũng chỉ đạt dưới 2%. Đây là cơ hội vô cùng lớn để mở rộng thị phần cho thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính của Bộ Tài chính cho biết sự phát triển của đường bộ, vận tải đường biển, đường hàng không trong khu vực ASEAN là bước đệm cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm mới trong thị trường.
Theo đó, các công ty bảo hiểm Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để đầu tư ra nước ngoài và dòng chảy lao động của AEC cũng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Điều này giúp giải các bài toán về nhân sự cấp cao hay chuyên gia về tính toán bảo hiểm, luật, đầu tư, phân tích rủi ro.
Nói thêm về những lợi ích mà thị trường bảo hiểm được hưởng khi Việt Nam tham gia AEC, ông Lợi cho rằng AEC tạo ra một thị trường bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi xóa bỏ rào cản và sự khác biệt giữa các quốc gia. Điều này cũng giúp tăng cường thu hút vốn nướcn ngoài để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn trong nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét