Việc gia nhập AEC hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho thị trường bảo hiểm của Việt Nam, tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp cần cân nhắc.
Thị trường bảo hiểm và tiềm năng phát triển trong AEC (Phần 2)
|
Nhiều thách thức và áp lực
Khi cộng đồng kinh tế chung mở cửa thì sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm không còn giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nướ ngoài. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi chỉ số tự do hóa ASEAN Milliman của Việt Nam khi đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ không hề khả quan. Cụ thể, Việt Nam chỉ đứng 7/10 trong các nước ASEAN và điểm số là 40/100.
Chính điều này đẩy Việt Nam đến quyết định thay đổi thể chể chính sách nhằm cạnh tranh tốt hơn với những nướng đang không ngừng hoàn thiện chính sách tự do hóa.
Cũng cùng quan điểm này, Tổng Giám đốc của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ cho biết môi trường cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệc khi thị trường bảo hiểm mở cửa.
Một thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp là sự thiếu vằng nguồn nhân lực cấp cao, cũng như vốn, quản trị, áp lực tỷ suất lợi nhuận giảm dần, động lực tăng trưởng hay việc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Các doanh nghiệp bảo hiểm muốn nắm bắt cơ hội này để hoàn thành mục tiêu phát triển thị trường cần biết cách thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về phía doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan quản lý.
Bộ Tài chính hứa hẹn sẽ không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý dành cho những hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo một hành lang pháp lý minh bạch, vững chắc, mand đến một thị trường phát triển bền vững và bình đẳng, không có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các thủ tục hành chính cũng sẽ được cố gắng giảm thiểu nhằm đơn giản hóa cơ chế chính sách với mục đích tăng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét