Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Không kịp khôi phục hợp đồng bảo hiểm, mất trắng tiền

Gần đây giữa một công ty bảo hiểm nhân thọ và một khách hàng tên Nguyễn Thị Trinh đã nảy sinh một vụ kiện về hợp đồng bảo hiểm. Trong phiên phúc thẩm của vụ kiện này, Tòa án nhân dân Tp. HCM đã không đồng ý đơn kháng cáo đòi 250 triệu của nguyên đơn. Bà Trinh không chỉ không nhận được bồi thường như mong muốn mà còn phải chịu 12 triệu đồng tiền án phí.
Không kịp khôi phục hợp đồng bảo hiểm, mất trắng tiền
Không kịp khôi phục hợp đồng bảo hiểm, mất trắng tiền

Tình tiết vụ án hợp đồng bảo hiểm

Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 1 năm 2013, ông Đức - chồng bà Trinh có tham gia một hợp đồng bảo hiểm tại một công ty bảo hiểm nhân thọ có tiếng với mức phí là 250 triệu đồng. Vì lý do cá nhân mà có một khoảng thời gian ông không đóng phí bảo hiểm nên doanh nghiệp bảo hiểm đã thông báo tình trạng mất hiệu lực tạm thời của hợp đồng bảo hiểm vào tháng 9/2014.
Sau tuyên bố mất hiệu lực một tháng, bà Trinh thay mặt chồng đến đóng nốt số phí bảo hiểm đã trễ hạn nhằm khôi phục hợp đồng bảo hiểm. Có thể thấy là người trực tiếp mua bảo hiểm là ông Đức đã không trực tiếp ký hợp đồng khôi phục bảo hiểm. Đây là lý do khiến doanh nghiệp bảo hiểm từ chối xử lý yêu cầu khôi phục hợp đồng. Nhân viên bảo hiểm của công ty này đã hướng dẫn bà Trinh dẫn chồng đến ký hợp đồng khôi phục bảo hiểm.
Tuy nhiên, điều không mong muốn xảy đến khi một tai nạn giao thông đã cướp mất tính mạng ông Đức trước khi ông đến ký hợp đồng. Sau khi ông Đức qua đời, vợ ông yêu cầu công ty thanh toán tiền bảo hiểm nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu vì hợp đồng bảo hiểm đang trong tình trạng mất hiệu lực.
Cho rằng xử lý của công ty bảo hiểm là sai vì bản thân bà Trinh đã thay chồng thanh toán phí bảo hiểm và công ty cũng đã nhận số tiền này nên bà Trinh cho rằng việc từ chối thanh toán phí bảo hiểm là không hợp lý.

Bàn về phán xét của tòa án, phán xét này căn cứ trên quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm. Điều khoản này quy định người yêu cầu khôi phục hợp đồng phải là bên mua bảo hiểm và chỉ khi có văn bản chấp thuận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét