Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Ngư dân than “trời” khi tàu chìm, bảo hiểm “quay lưng”! (P3)

Bao hiem nguoi lao dong: Trong phần cuối của chuyên mục lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những vướng mắc khiến ngư dân vùng biển than “trời” khi rủi ro khiến cho họ mất trắng tài sản và lâm vào cảnh túng quẫn khi cầu cứu bảo hiểm nhưng lại bị “quay lưng”. Bạn đã từng ở trong hoàn cảnh tương tự hay chưa?

Xu hướng thị trường
Bao hiem nguoi lao dong: Nói đến thị trường, trong bài viết này, chúng ta chỉ phân tích xu hướng thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung. Ngành đánh bắt cá xa bờ hay gần bờ và vận chuyển đường biển đều có những thiên tai, rủi ro khó ngờ đến. Giá trị tài sản mất mát nếu có trong rủi ro sẽ gặp phải là con số vô định và có thể mất trắng đến hàng tỷ đồng. Cho nên, việc mua bảo hiểm cho con tàu, bảo hiểm cho các thuyền viên hoặc bảo hiểm cho hàng hóa vẫn chuyển đã trở nên rất cần thiết vì con số tiền bồi thường có thể giúp doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất giảm thiểu tối đa mất mát cả về tính mạng lẫn vật chất.
Bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm hàng hóa vận tải đường thủy là hai sản phẩm được chú trọng nhất hiện nay vì đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của con người cũng như doanh nghiệp. Chúng ta không thể nói trước được điều gì nên hãy chuẩn bị sẵn sàng những biện pháp dự phòng về tài chính cho tương lai.
Ngư dân sống sao khi bảo hiểm “quay lưng”?
Bao hiem nguoi lao dong: Rất nhiều trường hợp ngư dân đã kiến nghị tìm sự giúp đỡ khi họ mất trắng mà công ty bảo hiểm không đền bù dù chỉ một xu. Thực hư sự việc như thế nào? Đa số người dân được tư vấn mua bảo hiểm tàu đều không hiểu rõ quy định, điều khoản cần đáp ứng và quyền lợi của họ. Tàu phải được đăng kiểm đủ điều kiện vận hành, thuyền trưởng – thuyền viên …cần phải có giấy phép lái tàu- sửa chữa tàu… Đây hoàn toàn là điều kiện tiên quyết giúp người dân nhận bồi hoàn khi gặp rủi ro. Vậy mà, khi tai nạn ập xuống do giông bão hoặc va chạm trong thời gian vận hành, mất trắng tàu cùng hàng hóa, ngư dân gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường được đáp lại với quyết định KHÔNG duyệt, không đền bù. Họ nhận quyết định không đền bù vì thuyền không có chứng nhận đủ điều kiện vận hành hoặc thuyền trưởng không có giây phép lái tàu – sửa máy,… Mà những điều kiện này khi tham gia bảo hiểm, bên phía công ty bảo hiểm không hề tư vấn rõ ràng cho ngư dân mà chỉ im lặng khuyến khích họ mua bảo hiểm mà thôi. Vậy, khi ngư dân mất trắng và lâm vào tình cảnh khó khan chồng chất, họ biết trông cậy vào ai?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét