Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Bảo hiểm xây dựng: “buộc” kí kết

Xây dựng bất kì một công trình kiến trúc hay nhà ở nào cũng cần phải có sự chính xác, an toàn và đảm bảo sự kiên cố lâu dài. Đối với các công trình nhà ở bình thường, người dân cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, ở mức phổ thông, các đơn  vị thầu chỉ kí kết hợp đồng xây dựng và bảo hiểm ở mức độ 10 năm cho một công trình với sự đồng ý của cả hai bên chủ thầu – chủ nhà. Bên cạnh đó, các công trình thi công lớn trị giá hàng chục tỉ thì vấn đề này ai sẽ đảm bảo quyền lợi cho người đầu tư?

Bảo hiểm xây dựng
Tại Việt Nam, bảo hiểm xây dựng còn chưa được nhắc đến nhiều. Hiện tại, bảo hiểm xây dựng chỉ là một phần không quan trọng trong các hợp đồng thầu xây dựng từ nhỏ tới lớn. Chính phủ chưa bắt buộc mua loại bảo hiểm này nên đây chỉ là loại hình bảo hiểm không bắt buộc và có thể bỏ qua theo  cam kết từ hai phía.
Luật bảo hiểm xây dựng từ năm 2014 đã trở thành bắt buộc trong giới xây dựng nhưng vẫn chưa phả là thông tin phổ cập đến người dân. Mức phí bảo hiểm sẽ được quy định rõ rang trong từng điều khoản và trường hợp cụ thể để bù đắp các chi phí trong quá trình xây dựng nếu có tai nạn và thiệt hại xảy ra.
Các tính phí bảo hiểm xây dựng
Mức phí này sẽ được tính dựa trên giá trị của công trình xây dựng. Điều này có nghĩa là mức phí bảo hiểm xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng. Các công nhân, người thi công,…sẽ được hưởng bảo hiểm cá nhân và tùy theo mức độ thương tích, bệnh tật mà quy ra số tiền đền bù. Trường hợp xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong thì mỗi vụ sẽ được đền bù tối thiểu 100 triệu đồng.
Bộ Tài chính đã và đang triển khai nhiều cuộc họp, dự thảo để thúc đẩy đi đến quyết định cuối cùng từ phía Chính phủ áp dụng cho Luật xây dựng mới đang được trông đợi.
là một sản hẩm góp phần không nhỏ hỗ trợ cho xã hội nói chung nên bản chất của nó vốn dĩ được công nhận mang lại ích lợi rất to lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét