Ngoài sự săn đón, bủa vây của một hệ thống nhân viên đa cấp đã và đang “bành trướng” mạng lưới sâu rộng tại TP.HCM khiến người dân ngán ngẩm thì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng vào cuộc chiến này. Đối với bán hàng đa cấp, sinh viên là mục tiêu theo đuổi thì đối tượng theo đuổi của bảo hiểm lại là đa phần người tiêu dung để lại thông tin cá nhân với các đơn vị cung cấp hàng hóa cho họ.
Đủ kiểu “chèo kéo”
Săn lùng thông tin khách hàng là một vấn đề phổ biến tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP.HCM. Ngoài các doanh nghiệp lớn có được danh sách khách hàng thân thiết thông qua các chương trình như tri ân khách hàng, chương trình khách hàng VIP, khuyến mãi… Những danh sách khách hàng như thế này lại được mua đi bán lại với giá cả trung bình từ 300.000VNĐ – hơn 1000.000VNĐ cho các danh sách VIP. Điều khó hiểu là danh sách thông tin khách hàng được cam kết giữ bảo mật từ doanh nghiệp lại dễ dàng bị rao bán đầy rẫy trên mạng và khách hàng chị làm phiền không ngừng từ đây. Không dưới hai lần, mỗi người dung với số điện thoại cố định được các địa lý bảo hiểm, đơn vị môi gới gọi đến tư vấn bảo hiểm, tư vấn đăng ký tham gia hội thảo…dù đã bị từ chối cách đó không lâu. Đây là một sự bức xúc khá lớn. Ngay cả đến các chủ buôn sim, bảo hiểm, tư vấn thể hình…cũng có số điện thoại của bạn mà bạn không hề cung cấp.
Doanh nghiệp bảo hiểm: nỗi “ám ảnh”
Thực trạng tại TP.HCM đang diễn ra gây khó chịu dư luận. Các doanh ngiệp bảo hiểm tìm mọi cách” dẫn dụ” người dung. Họ có danh sách, thông tin khách hàng và gọi điện, tư vấn, mời đăng ký các cuộc hội thảo tại các khách sạn lớn của Sài Gòn từ 4 sao trở lên là một tình trạng thường xuyên.
Khó nói hơn là vấn đề doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng danh tín của các thương hiệu, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nơi mà khách hàng tin cậy để lại thông tin của mình để tiện liên lạc sau này nếu có cần dịch vụ về sản phẩm…để “dụ” khách đến tham gia các buổi hội thảo kiểu mang hơi hướng “đa cấp”. Sự dây duwam dai dẳng của cuộc chào mời là điều khiến người dùng cảm thấy bị quấy rối và cả sự thật mất lòng tin nơi doanh nghiệp bán lẻ mà họ cung cấp thông tin. Ngược lại, khi người dung đặt câu hỏi tại sao thông tin của mình lại lọt ra ngoài, các doanh nghiệp bán lẻ chỉ trả lời họ không tung thông tin ra ngoài. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho hành vi quấy rối như trên?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét