Một trong những vấn đề
khiến nhiều người lao động bối rối đó là việc các doanh nghiệp kiên quyết không
trả sổ bao
hiem
xã hội khi họ đã chấm dứt hợp đồng và không còn làm việc cho doanh nghiệp nữa.
Đối với những người lao động không rành luật, đâu là con đường của họ?
Quy định của pháp luật
Trách nhiệm của người
sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng đã được pháp luật quy định trong điều
số 47 của Bộ luật lao động. Một trong những quy định đó là bên sử dụng lao động
có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục xác và trả sổ bao hiem xã
hội cũng như những giấy tờ khác cho người lao động. Cũng trong một quy định
khác có liên quan về sổ bao hiem xã hội, người lao động được cấp và quản lý sổ bao
hiem cũng như khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bên sử dụng lao động trong những
trường hợp bên này đi trái với luật định. Như vậy, việc người sử dụng lao động
vì lý do nào đó từ chối trả lại sổ bao hiem xã hội cho người là đi trái với quy
định của pháp luật và người lao động có quyền khởi kiện.
Thủ tục làm khiếu nại
Pháp luật có quy định
rõ ràng về quy trình giải quyết việc khiếu nại về bao hiem xã
hội. Người lao động có thể tham khảo khoản 1 điều 119 Luật bao hiem xã hội. Có
2 hình thức cho người lao động lựa chọn để giải quyết việc khiếu nại. Một là
khiếu nại tại cơ quan, nơi giữ bao hiem xã hội. Nếu cơ quan này đã không còn tồn
tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm giải quyết vấn đề
này. Người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại tòa án. Người lao động có thể
lựa chọn phương án này khi giải quyết lần đầu tại cơ quan không đúng mong muốn
hoặc không được giải quyết. Khi hợp đồng lao động với bên sử dụng lao động chấm
dứt đúng theo quy định thì người lao động được hưởng những quyền lợi như trợ cấp
thôi việc, trợ cấp thất nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét